Review tất tần tật về Địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi – công trình lịch sử ấn tượng 

Địa Đạo Củ Chi là một công trình lịch sử, một kỳ công về xây dựng của dân quân Củ Chi. Địa đạo này được xây nên bởi bàn tay của dân quân nơi đây, không có 1 bản quy hoạch cũng chẳng cần 1 vị kiến trúc sư. Họ là dựa vào tinh thần bất khuất, lòng yêu nước để bồi đắp ra được công trình có một không hai này.

I.Tổng quan về địa dạo Củ Chi

1.1. Lịch sử hình thành của địa đạo Củ Chi

Địa Đạo Củ Chi là một hệ thống hầm phòng thủ khổng lồ dưới lòng đất, với kết cấu vô cùng phức tạp. Vào thời thời chiến chống Mỹ, mạng lưới đường hầm này dài đến 250 km. Đến thời điểm hiện tại thì vẫn còn 120 cây số địa đạo được bảo tồn và khai thác du lịch.

Địa đạo Củ Chi

Các kiến trúc ban đầu của địa đạo là do quân dân 2 xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đào ra trong giai đoạn 1946 – 1948. Những đoạn hầm này đều khá ngắn, cấu trúc đơn giản, được dùng làm nơi cất giấu tài liệu, vũ khí và trốn tránh những cuộc truy quét của thực dân Pháp.

Qua thời gian năm tháng, mỗi khu làng – xã đều hình thành các địa đạo riêng của mình. Do nhu cầu đi lại, liên lạc giữa các làng trong thời chiến, thì dần dần các địa đạo này đã được mở rộn và nối thông liền nhau, tạo thành một hệ thống đường hầm liên hoàng. Đến thời chống Mỹ, hệ thống địa đạo càng ngày càng được mở rộng, càng phức tạp và hoàn thiện hơn.

Ăn Gì Ở Đà Lạt

1.2. Kết cấu sơ bộ của địa đạo Củ Chi

Hệ thống giao thông của địa đạo vô cùng chằng chịt, từ trên xuống dưới đều bố trí rất nhiều cạm bẩy, phục kích….Hệ thống địa đạo chia ra làm 3 tầng chính, từ nông tới sâu lần lượt là 3 mét, 8 mét và 12 mét. Có đầy các không gian cho hoạt động tác chiến, hội họp, cứu thương, hầm chứa vũ khí….

Chiều cao trong hầm rất thấp, lối đi giữa các tầng còn được ngụy trang bằng các cửa hầm bí mật, đảm bảo an ninh. Bên trên địa đạo được bố trí các ụ chiến đấu, cạm bẩy để tạo ra một trận địa chiến đấu du kích liên hoàn giữa các làng xã.

Kết cấu đường hầm được làm từ đất sét pha với đá ong, nên rất chắc chắn, ít sạt lở, còn chống trọi được rất nhiều đợt càn bom của địch. Không khí của địa đạo được lưu thông qua hệ thống các lỗ thông hơi. Khi cần thiết thì còn có thể phá hủy, cô lập một bộ phận riêng của địa đạo để cản bước quân thù.

1.3. Hoạt động thời chiến tại địa đạo Củ Chi

Cuộc sống dưới địa đạo của dân quân vô cùng khó khăn, thiếu thốn đủ các loại nhu yếu phẩm. Điều kiện thiếu ánh sáng, vừa ẩm ướt lại vừa nóng bức tại địa đạo cũng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật, ký sinh trùng…vv

Thời gian chiến tranh, quân đội Mỹ đã áp dụng rất nhiều phương án tấn công vào Địa Đạo Củ Chi. Nào là chó nghiệp vụ, cài mìn, bơm nước, phun hơi ngạt…vv. Những biện pháp này chỉ đạt hiệu quả rất hạn chế và rất nhanh chóng sẽ bị quân dân Củ Chi đưa ra phương án chế phục. Trong những trận càn bom, hỏa lực quy mô lớn, một phần nhỏ địa đạo phía trên bị sập vở nhưng đại bộ phận công trình thì vẫn luôn vũng vàng.

Tour tham quan Đà Lạt

3.1. Advanture Land – V

1.4. Thời gian hoạt động và địa chỉ liên hệ

Thời gian hoạt động: 07h00 – 17h00

Địa chỉ: Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh

Liên hệ: 028 3794 8830

Giá vé tham khảo: 20.000VND

Lưu ý: Địa đạo Củ Chi cách thành phố Hồ Chí Minh tới 70 cây số. Cho nên để có thể có một hành trình trọn vẹn, đủ thời gian khám phá địa đạo thì bạn sẽ cần xuất phát từ một cung giờ tương đối sớm. Thuận lợi nhất, có thể đặt trước phòng khách sạn tại Củ Chi.

II. Những hoạt động du lịch tại địa đạo Củ Chi

Hiện nay, vẫn còn khoảng 120 cây số của địa đạo vẫn được bảo tồn. Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi trực tiếp quản lý hai di tích là địa đạo Bến Dược và địa đạo Bến Đình. Chính là một minh chứng lịch sự chống Mỹ cũng như là một điểm tham quan lý thú, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

2.1. Tham quan địa đạo Củ Chi

Đã đến địa đạo Củ Chi thì đương nhiên không thể nào bỏ qua cơ hội khám phá những đoạn đường hầm lịch sử này rồi. Dưới sự dẫn dắt của thuyết trình viên tại điểm, du khách có thể bước chân vào những đoạn hầm sâu trong lòng đất, cùng mườn tượng ra khung cảnh cuộc sống của ông cha ta trong thời chiến.

Trong từng khúc địa đạo còn có những tượng hình bằng sáp, tái hiện lại các hoạt động nấu nướng, chế tạo vũ khí, cứu thương, …vv Đủ để cho người xem hình dung ra tình cảnh gian khó của quân dân Củ Chi lúc bấy giờ.

Ẩm thực tại Đà Lạt ngàn hoa

2.2 Khu tái hiện chiến tranh

Khu tái hiện chiến tranh là một bảo tang về các tranh ảnh, thước phim, mô hình, quanh cảnh với mục đích tái hiện lại những kiến trúc nhà của, cuộc sống, sinh hoạt, chiến đấu của quân dân Củ Chi.

+ Khu trưng bày mô hình sa bàn, phim ảnh

Đây là nơi du khách có thể chiêm ngưỡng sa bàn, nghe thuyết minh viên trình bày về diễn biến của những trận chiến quyết liệt khi xưa

+ Khu không gian 1 tái hiện lại thời điểm chiến tranh đặc biệt vào những năm 1961 – 1964

 

+ Khu không gian 2: Tái hiện lại thời điểm chiến tranh cục bộ vào những năm 1965 – 1968, là lúc cuộc chiến tranh đánh phá ác liệt của địch vào vùng giải phóng Củ Chi.

+ Khu không gian 3: Tái hiện lại vùng trắng ở Củ Chi của những năm 1969 – 1972, phản ánh cuộc chiến tranh đến đỉnh cao của sự ác liệt nhất.

Trải nghiệm bắn súng thật tại trường tập bắn

Hoạt động này được tổ chức và giám sát bởi các chuyên viên tại trường bắn thể thao quốc phòng trong khu di tích địa đạo Củ Chi. Mỗi viên đạn tùy loại có giá 40.000 – 60.000VND. Những khẩu súng ở đây đều thuộc về loại được quân dân ta sử dụng trong thời chiến như AK-47, M-16…vv

Chơi tập trận bắn súng sơn

Đây là một hình thức trò chơi vận động cần vận dụng nhiều kỷ năng như thiện xạ, phối hợp cùng đồng đội. Nếu có hứng thú, du khách có thể thử một lần cảm giác đối đầu trên mặt trận mô phỏng này.

Đây là trò chơi vô cùng thú vị, tuy đòi hỏi về thể lực nhưng cũng vẫn đảm bảo đầy đủ tính an toàn và chuyên nghiệp, đầy đủ các đồng phục cùng trang bị an toàn.

Trò chơi liên hoàng

Du khách còn có thể thử sức mình với trò chơi liên hoàng, vượt chướng ngại vật qua rừng cây với độ cao 8 mét. Hành trình trên cây này dài khoản 120 mét, vừa đem đến một chút cảm giác mạnh vừa cho bạn một góc nhìn trọn gói của núi rừng Củ Chi từ trên cao.

Thưởng thức ẩm thực

Du khách có thể thưởng thức các món ăn như khoai, sắn, củ mài….đều là món ăn địa phương, ngon miệng, giản dị và gần gũi. Gần gũi là vì những món ăn này đã từng đóng góp phần lớn cho khẩu phần của ông cha chúng ta vào thời chiến.

Bạn còn có thể chiêm ngưỡng mô hình bếp Hoàng Cầm, loại bếp đã đồng hành với dân quân Việt Nam qua cuộc kháng chiếng chống giặc ngoại xâm

Một vài kinh nghiệm tham quan tại địa đạo Củ Chi

  • Để khám phá hét khu vực địa đạo, bạn sẽ cần từ 2 đến 3 giờ đồng hồ. Còn nếu muốn trải nghiệm thêm cả dịch vụ bắn súng thật, súng sơn thì cần ít nhất 5 tiếng.
  • Không gian trong địa đạo rất nhỏ, nếu bạn là người sợ không gian kín thì cần cân nhắc trước khi tham quan.
  • Nên đến từ sớm hay đặt một phòng nghỉ tại Củ Chi để có thể chủ động trong thời gian tham quan
  • Để tiện cho việc di chuyển, tham quan địa đạo, bạn nên mặc những trang phục gọn gàng, ít vướng víu.

Cẩm nang du lịch Đà Lạt

Một số điểm đến có thể kết hợp với địa đạo Củ Chi

Tham quan khu hồ tắm mô phỏng Biển Đông

Một khu vực hồ tắm mà du khách có thể thả mình thư giản, rủ bỏ bụi bặm sau chuyến thám hiểm đường hầm.

Vườn trái cây Trung An

Khám phá vườn cây trái sum xê với đủ loại trái cây hấp dẫn. Bạn còn thể kết hợp hoạt động picnic với bạn bè và người thân.

Trạm cứu hộ động vật hoang dã

Trạm cứu hộ là nơi bảo tồn hơn 3600 loại động vật quý hiếm, cũng là nơi hổ trợ y tế để hòa nhập động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898.911.199
Nhắn tin qua Facebook Skype ta_travel@dalat24h.vn