Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt, kiến trúc tôn giáo giữa núi rừng Tây Nguyên

Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

1. Tổng quan về thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

1.1 Lịch sử của thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong bốn thiền viện lớn nhất tại Việt Nam thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Để tránh nhầm lẫn với Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, thì thiền viện này còn được gọi là thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng.

Được xây dừng từ năm 1993, tới 1994 thì hoàn thành , thiền viện nằm trên đỉnh núi Phụng Hoàng, cách trung tâm Đà Lạt tầm 7 km. Đây là công trình xây dựng được thiết kế với sự tham gia của 3 kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng, Trần Đức Lộc và Ngô Viết Thụ. Thiết kế của thiền viện được dựa trên ý tưởng và quy hoạch của Thiền sư Thích Thanh Từ.

Thiền phái Trúc Lâm được hình thành từ thời nhà Trần, do vua Trần Nhân Tông sáng lập nên. Vào giai đoạn đầu dựng nước, nhà Trần lựa chọn thiền tông làm quốc giáo và tạo ra một số điều chỉnh để phù hợp hơn với thời thế của đất nước.

Khác với những thiền phái khác ,thiền phái Trúc Lâm khuyến khích sự nhập thế, tức là tìm kiếm sự giác ngộ thông qua việc dấn thân vào cuộc sống. Những nhà sư của phái Trúc Lâm, khi thường thì chỉ lo tu tập, nhưng khi cần thiết thì sẽ nhập thế để hổ trợ hổ trợ đất nước và nhân dân.

1.2 Đường đi đến thiền viện Trúc Lâm

Tuyến đường đơn giản nhất là dùng hệ thống cáp treo đồi trên Robin – khu du lịch cáp treo Đà Lạt. Hệ thống cáp treo dài 7500 mét sẽ đưa bạn tới thiền viện chỉ trong vòng 12 phút, cùng với đó là tầm nhìn tuyệt đẹp  để chiêm ngưỡng rừng núi Đà Lạt từ trên cao.

Tuyến đường thứ 2 là đường đèo Prenn,  một trong những đường đèo đẹp nhất của Đà Lạt.

Bạn xuất phát từ nhà thờ Con Gà, đường Trần Phú ==> đi về ngã tư Kim Cúc ==> vào đường 3 tháng 4 ==> sau khi hết đường 3 tháng 4 ==> đi theo đường đèo Prenn tầm 3 km, ==> tới ngã 3, rẽ phải vào đường Trúc Lâm Yên Tử. Chạy 900 mét theo đường Trúc Lâm Yên Tử ==> rẽ vào dốc lên bên tay trái ==> khi vừa lên hết dốc sẽ tới bãi giữ xe của thiền viện Trúc Lâm.

2. Khuôn viên của thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền viện Trúc Lâm có diện tích 30 ha, được chia thành 2 khu vực và 18 hạng mục khác nhau. Xung quanh thiền viện là rừng thông lâu năm, từ trên chánh điện có thể băng qua 3 cổng Tam Quan để xuống hồ Tuyền Lâm.

Thiền viện Trúc Lâm núi Phụng Hoàng
Toàn cảnh thiền viện Trúc Lâm

2.1 Khu vực ngoại viện

Ngay trung tâm thiền viện là khu vực chánh điện rộng 192 m2.  Ngay giữa điện thờ là tượng phật Thích Ca sơn thiếp vàng cao khoảng 2 mét, hình tượng đức Phật được làm dựa theo điển cố Niêm Hoa Vi Tiếu. 

Ngay bên ngoài tránh điện là sân chùa, hai bên trái phải sẽ thấy Tháp Trống và Lầu Chuông. Trong lầu chuông là chiếc Đại Hồng Chung nặng 1,1; trên bê mặt chuông có khắc những bài học, lời khuyên về cuộc sống.

Ngay đăng sau chánh điện là nhà tổ, bên trong là tượng tổ sư Bồ Đề Lạt Ma bằng đá trắng. Tại đây còn có tượng của 3 vị sư tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Trúc Lâm Tam Tổ. Vị tổ thứ nhất là vua Trần Nhân Tông, vị tổ thứ 2 là thiền sư Pháp Loa và vị tổ thứ 3 là thiền sư Huyền Quang.

Phòng tiếp khách, nơi chuyên dùng để tiếp đón phật tử phương xa đến

Khu vực vườn hoa nằm ngay trước chánh thiền viện được chăm sóc tươi tốt cẩn thận. Tại đây có nhiều loại hoa, từ những loại hoa thông thường như Cẩm Tú Cầu, Xác Pháo… cho đến những loại hiếm gặp như Thiên Điểu, Thiên Hài, Mong Cọp Xanh…

Sau khi tham quan khu vực ngoại điện, du khách có thể đi qua cổng tam quan để xuống hồ Tĩnh Tâm. Tiếp tục đi thêm 140 bậc thang để di xuống bến thuyền. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hồ Tuyền Lâm rộng 320 ha, hồ nước ngọt lớn nhất Đà Lạt.

Trước khi xuống tới bến thuyền hồ Tuyền Lâm, du khách cũng sẽ đi qua một hồ nước nhỏ hơn là hồ Tĩnh Tâm. Hồ được đào vào năm 1999, xung quanh bờ là những hàng cây liễu xanh mát rũ bóng xuống mặt hồ, phía dưới làn nước là vô số những chú rùa, cá được nhà chùa thả nuôi tại đây.

2.2 Khu vực nội viện

Nội tăng viện là nơi ở của sư tăng. Đây là nơi du khách có thể vào tham quan tại đây nhưng sẽ hạn chế vào thời điểm giờ thiền.

Nội ni viện là nơi ở dành cho các nử tu. Đây là nơi hoàn toàn hạn chế khách tham quan.

3. Một số điểm du lịch gần thiền viện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898.911.199
Nhắn tin qua Facebook Skype ta_travel@dalat24h.vn