Review tổng quan Chùa Tàu – ngôi chùa cổ kính tại Đà Lạt

Giới thiệu tổng quan về chùa Tàu Đà Lạt

Đà lạt là thành phố du lịch nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên xinh đẹp. Nét đẹp của thành phố ngàn hoa còn đến từ những công trình chùa chiền với kiến trúc rất cổ kính, riêng biệt.

Trong số các công trình này thì Chùa Tàu – Thiên Vương Cổ Sát là một ngôi chùa lâu đời với một phong cách kiến trúc rất khác biệt.

Lịch sử hình thành của Chùa Tàu

Vào năm 1958, các nhà sư thuộc tông Hoa Nghiên và các phật tử người Hoa đã chung tay, góp sứ xây dựng ngôi chùa. Ban đầu dưới sự chỉ đạo hòa thượng Thọ Dã, chùa được thiết kế rất giản dị với 3 gian nhà gổ lợp tôn.

Tới năm 1989 ông Lê Văn Cảnh, một phật tử đã đứng ra tiến hành trùng tu, xây dựng lại ngôi chùa. Lúc này ngôi nhà ở giữa đã được tháo dời, tạo ra một không gian thông thoáng giữa 2 gian nhà còn lại.

Chùa Tàu – Thiên Vương Cổ Sát thuộc về dòng Hoa Nghiêm Tông có xuất sứ từ Trung Quốc.

Những tên gọi khác nhau của Chùa Tàu

Thiên Vương Cổ Sát

Đây là tên gọi chính thống của ngôi chùa, được viết bằng chữ hán. Bên trong Từ Bi Bảo Điện, du khách có thể thấy tượng thờ của 4 vị thiên vương bao gồm: Tăng Trưởng Thiên Vương, Trì Quốc Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương.

Chùa Phật Trầm

Tên gọi này xuất phát từ 3 bức tượng phật quý giá được thờ trong Quang Minh Bảo Điện. 3 pho tượng phật có xuất sứ từ Trung Quốc, sau được một vị hòa thượng họ Dã cất công thỉnh từ Hồng Kông đem về vào năm 1958. Đây cũng chính là thời gian chùa được xây dựng, đặt cột gổ, mái tole.

Chùa Tàu

Đây là cái tên phổ biến nhất trong cộng đồng người địa phương cũng như khách du lịch Đà Lạt. Tên gọi Chùa Tàu là cột mốc đánh dấu cho sự tồn tại của cộng đồng người Hoa và các đóng góp to lớn của họ trong quá trình xây đựng chùa.

Một điểm thú vị đó là rất nhiều nhà sư người Việt hay người gốc Hoa tại chùa đều có thể nói thành thạo tiếng Quảng Đông (Trung Quốc).

Đường đến Chùa Tàu

Địa chỉ: Chùa Tàu nằm tại 31C Khe Sanh, Phường 10, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Cách trung tâm Đà Lạt hơn 4 cây số về phía Đông.

  • Du khách có thể xuất phát từ Nhà thờ Chánh tòa Giáo phận Đà Lạt, đường Trần Phú
  • Đi về hướng Ngã 4 Kim Cúc
  • Khi tới vòng xuyến ==> Vào lối ra thứ 2,  đi theo đường Trần Hưng Đạo (1,5 cây số)
  • Khi tới vòng xuyến ==> Vào lối ra thứ 1, đi theo đường Khe Sanh (1,5 cây số)
  • Rẽ trái tại Đặc sản Thanh Tuyền, chạy khoảng 10 mét sẽ thấy một dốc đá bên tay phải
  • Chạy theo đường dốc đá 200 mét là sẽ tới đích đến.

Đường đến Chùa Tàu

Tuyến đường đến Chùa Tàu khá đơn giản, chỉ mất tầm 10 phút đi xe máy. Tuy nhiên vì không có bản hiệu chi đường, du khách cần lưu ý dể không chạy quá đường Khe Sanh. Để chắc chắn hơn, bạn có thể hỏi đường từ người địa phương hay tham khảo Link Google map tại đây.

Thời gian tham gian

Chùa Tàu mở cửa cho du khách tham quan từ 7h00 sáng cho tới 17h00 chiều.

Điều gì thu hút du khách đến Chùa Tàu

Kiến trúc của ngôi chùa mang đậm nét văn hóa Trung Hoa.

Phật giáo Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ dòng Đại Thừa của Trung Quốc. Tuy nhiên nếu nói về kiến trúc chùa nói chung thì chùa Việt Nam và chùa Trung Quốc lại có sự khác biệt rất rõ ràng. Chính yếu tố này đã tạo ra sự nổi bật, khác thường trong kiến trúc Chùa Tàu so với các ngôi chùa khác tại Đà Lạt.

Ngôi chùa được xây dựng bởi cộng đồng phật tử người Hoa và các nhà sư dòng Hoa Nghiêm Tông của Trung Quốc. Du khách khi bước vào Chùa Tàu sẽ được chiêm ngưỡng một kiến trúc chùa hoàn toàn khác lạ so với phần lớn những ngôi chùa khác tại Việt Nam.

Kiến trúc chùa tại đây từ điện thờ, họa tiết điêu khắc, đồ nội thất cho đến các pho tượng phật đều mang dấu ấn của kiến trúc từ các vùng Phúc Kiến, Triều Châu và Hồng Kông.

Khuôn viên rộng lớn, thanh tịnh mà trang nghiêm

Khuôn viên của Chùa Tàu được phân chia thành 3 khu vực: Từ Bi Bào Điện, Quang Minh Bảo Điện và Hậu Viên.

Nhờ vị trí xây dựng cách ra trung tâm thành phố và nằm trên một ngọn đồi cao. Không gian của ngôi chùa vô cùng thoáng mát, rộng rãi. Phần lớn thời gian trong năm trừ những ngày lễ tết nhộn nhịp thì ngôi chùa đều rất tĩnh lặng, thanh bình.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống và cần một nơi để giải tỏa những phiền muộn trong lòng thì Chùa Tàu là một điểm đến không thể bỏ qua.

Từ Bi Bảo Điện

Sau khi leo lên các bậc tam cấp trước cổng chùa, du khách băng qua cổng Tam Quan để bước vào Từ Bi Bảo Điện.

Ngay chính giữa điện thờ là bức tượng Phật Di Lạc cao 3 mét, được sơn thiếp vàng và trạm trổ rất công phu. Bốn phía điện thờ còn có tượng của 4 vị Tứ Đại Thiên Vương cao lớn, uy nghiêm. Trên bốn bức tường của điện thờ là 4 bức phù điêu, mô tả cuộc đời của Phật Tổ Thích Ca từ lúc ngày sinh ra cho tới khi niết bàn.

Ngay phía sau tượng Phật Di Lạc là cửa thông ra sân sau, từ đây có thể tiếp tục di chuyển đến Quang Minh Bảo Điện

Quang Minh Bảo Điện

Ngôi điện được thiết kế theo hình tứ giác, chia làm 2 tầng. Tầng mái trên cùng được trang trí bằng hai con rồng nhìn đối diện nhau, gọi là thế Hồi Long. Đây chính là nét khác biệt giữa kiến trúc chùa của Việt Nam và Trung Hoa. Bên trong điện thờ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 3 bức tượng Phật bằng gỗ trầm quý giá.

Mỗi bức tượng cao gần 4 mét và có trọng lượng 1500 ký. Những nhà khỏa cổ đến viếng thăm ngôi chùa cho biết, đường nét điêu khắc trên tượng phật thuộc về thế kỷ XVI, nhưng không xác thực thời điểm tượng Phật được làm ra từ khi nào.

Cả 3 bức tượng đều được điêu khắc chi tiết, sơn màu đẹp mắt. Chất liệu bằng gổ trầm của tượng phật khiến cho du khách luôn ngủi thấy mùi hương trầm thoang thoảng trong điện thờ.

Khu vực Hậu Viên

Leo lên ngọn đồi thông phía sau Quang Minh Bảo Điện, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca cao hơn 10 mét. Đức Phật ngự trên đài sen, xung quanh là Cửa Long (9 con rồng) bay lượn, tạo ra một quang cảnh trang nghiêm.

Xung quanh tượng Phật là khu rừng thông xanh tốt, vắng lặng. Du khách sau khi lễ phật có thể ngồi thư giản, giải tỏa những âu lo, phiền hà trong lòng.

Chiếc bàn xoay kì diệu

Theo lời chủ nhân chiếc bàn xoay thì chiếc bàn này có xuất xứ từ Bình Đình. Mặt bàn hình tròn, được thiết kế bằng những miếng gổ ghép, dưới mặt bàn là 2 đế gổ để giữ chắc chắc. Phần chân bàn và mặt bàn không dính liền nhau mà có thể tách rời ra.

Theo lời hướng dẫn, mọi người phải cùng nhau đặt tay lên mặt bàn. Sau đó tất cả mọi người chỉ việc cùng hô khẩu lệnh như “quay trái”, “quay phải”, “dừng lại” thì không cần lực tác động, chiếc bàn sẽ tự chuyển động theo yêu cầu.

Có rất nhiều giải thuyết, lời giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này. Bạn có thể tin hay không tin, nhưng đã tới Chùa Tàu thì không nên bỏ qua cơ hội trải nghiệm chiếc bàn kì lạ có một không hai này.

Những điều cần lưu ý khi tham quan Chùa Tàu

  • Giữ trật tự, không gây ồn ào
  • Trang phục kín đáo, lịch sự, trang nghiêm
  • Giữ gìn vệ sinh, không xả rác bừa bãi
  • Không tự tiện dụng chạm vào hiện vật trong điện thờ

Một số ngôi chùa nổi tiếng khác tại Đà Lạt

Những điểm đến gần với Chùa Tàu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898.911.199
Nhắn tin qua Facebook Skype ta_travel@dalat24h.vn