Tháp Bà Ponagar Nha Trang- Một thành tựu tiêu biểu của nền văn hóa Chăm Pa
Trong hành trình lịch sử ngàn năm của mình, người dân Chăm Pa đã để lại một khối lượng di sản khổng lồ về văn hóa vật chất và tinh thần tại vùng đất miền Trung và Tây Nguyên. Những giá trị này được thể hiện qua cái bia ký, tôn giáo, truyền thống của…Nhưng nổi bật nhất trong số các di sản này chính là Tháp Bà Ponagar Nha Trang, một kỳ công về kiến trúc cổ đại cùng nhiều bí ẩn vẫn chưa có câu trả lơi.
I. Một số thông tin tổng quát về Tháp Bà Ponagar Nha Trang
1.1. Giá vé tham quan, giờ mở cửa
- Giá vé tham khỏa: 30.000VND/người
- Giá dịch vụ thuyết minh viên tại điểm: 50.000VND/1 HDV
- Thời gia hoạt động: 06h00 – 17h30
1.2. Địa chỉ và hướng dẫn cung đường đến Tháp Bà Ponagar Nha Trang
- Địa chỉ: Đường 2 Tháng 4, Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa.
- Hướng dẫn tuyến đường:
Lấy cột mốc từ quảng trường 2 Tháng 4 tại địa chỉ 46 Trần Phú, Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa. Các bạn đi theo cung đường Trần Phú theo hướng Bắc, băng qua hết cầu Trần Phú.
Khi đến vòng xuyến, vào lối ra thứ 3 để vào đường Tôn Thất Tùng. Đi hết đường Tôn Thất Tùng, rẻ trái vào đường 2 Tháng Tư. Đi theo cung đường 2 Tháng 4 thêm 400 mét nữa thì điểm đến nằm bên tay phải đường.
II. Nữ thần Ponagar – người mẹ đỡ đầu của xứ sở trầm hương
Cách đây hơn một ngàn năm, những người Chăm cổ của vương triều Panduranga đã cho xây dựng những ngôi đền tháp tuyệt đẹp trên đỉnh ngọn Cù Lao của xứ Conthaga. Đây chính là di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang tại thành phố Nha Trang ngày nay.
Ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ thứ 8, là nơi thờ tự một vị thần rất quan trọng trong văn hóa của người Chăm, đó chính là nữ thần Ponagar. Đến giữa thế kỷ 17, khi vùng đất này được xác nhập vào lãnh thổ Việt Nam, các chúa Nguyễn và người Việt đã tiếp nhận và Việt hóa tín ngưỡng này của người Chăm. Sau này, vị nử thần này đã được cả cộng đồng người Việt và người Chăm tại đây thờ phụng với tên hiệu Ana Thiên Y Thánh Mẫu.
Đối với cộng đồng người Việt-Chăm tại xứ trầm hương, vị nữ thần này chính là người mẹ đỡ đầu, đã dạy cho muôn dân cách săn bắn, đánh bắt, trồng trọt, dệt vải, … để đem đến cho họ một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Tham khảo khách sạn Đà Lạt ngàn hoa
III. Kiến trúc độc đáo của Tháp Bà Ponagar Nha Trang cùng những bí ẩn chưa có lới giải đáp
3.1. Kiến trúc của Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Phong cách kiến trúc đền tháp của người Chăm chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo, một tân giáo đến từ ấn độ. Người Chăm tiếp nhận tín ngưỡng mới lạ này nhưng cũng có những thay đổi để phù hợp vời văn hóa của mình. Điều này được thể hiện qua cấu trúc đền tháp và những vị thần mà họ thờ phụng.
Du khách có thể cảm nhận khá rỏ điểu này khi bước chân vào Tháp Bà Ponagar Nha Trang. Cấu trúc của cáp đền tháp tại đây rất tương đồng với các ngôi đền Hindu của Ấn Độ. Không chỉ vậy, tại Tháp Bà Ponagar, người Chăm còn thờ phụng rất nhiều các vị thần của Ấn Độ giáo như thần Shiva, thần chim Garuda, thần voi Gashena, hay thần thời gian Kala …
Những điểm đến không thể bỏ qua tại Đà Lạt
3.2. Những bí ẩn thú vị chưa có giải đáp tại Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Được khởi công xây dựng từ tận thế kỷ thứ VIII, tới nay đã trải qua hơn 1000 năm lịch sử. Vậy mà kiến trúc nguyên bản của Tháp Bà Ponagar Nha Trang vẫn còn rất nguyên vẹn, một điều kỳ diệu mà ngành công nghiệp xây dựng hiện đại ngày nay cũng chưa thể nào đạt được.
Rất nhiều các nhà khoa học, sử học đã có gắng giải đáp bí ẩn về sự trường tồn của Tháp Bà Ponagar Nha Trang nhưng rất tiếc là không một ai có thể đưa ra câu trả lời cuối cùng được. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu này đã đưa ra các giả thuyết để lý giải cho 3 bí ẩn của Tháp Bà Ponagar .
a. Vật liệu tạo thành gạch xây dựng của Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Bằng những công nghệ hiện đại ngày nay, các nhà khoa học đã xác định được các thành phần hóa học, khoáng chất của các viên gạch ngàn tuổi này. Tuy nhiên, họ không thể tìm ra được thành phần nguyên bản, loại đất, nguồn gốc, hay công thức để tạo ra những viên gạch kỳ diệu này.
Điều họ có thể khẳng định được chính là những viên gạch của người Chăm cổ có đặc tính nhẹ, xốp và thoát nước rất nhanh. Không giống những viên gạch nặng nề, dễ thấm nước ngày nay; những viên gạch của người Chăm có thể chống chọi rất tốt với sự bào mòn của thời gian, thời tiết, bảo bùng.
b. Chất kết dính giữa các viên gạch của Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Những viên gạch của người Chăm được kết nối bằng một chất kết dính đặc biệt, với thành phần 100% từ thiên nhiên. Lợi thế lớn nhất khi sử dụng chất kết dính này, đó chính là hầu như không có một chút kẻ hở nào tồn tại giữa 2 bề mặt kết nối của viên gạch. Kết quả cuối cùng cùng chính là một kiến trúc kín kẽ, dễ dàng ngăn ngừa sự xâm lăng của các yếu tố bên ngoài.
Một nhà nghiên cứu người Pháp đã đề ra giả thuyết là có thể người Chăm đã sử dụng nhựa từ các loài cây thực vật như Bời Lời, Ô Dước để tạo ra chất kết dính cho viên gạch. Cũng có giả thuyết là họ đã dùng mật mía trộn với nhựa cây xương rồng, nhưng giả thuyết này cũng chưa được xác thực.
c. Cách thức xây dựng của Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Về phương thức xây dựng, có giả thuyết cho rằng người Chăm đã cho xây dựng các lò nung gạch ngay cạnh công trường xây dựng tháp. Gạch được nung với nhiệt độ dưới 900 độ. Khi gạch đã ra lò và được hạ nhiệt, người thợ xây sẽ dùng một phương pháp gọi là mài chập, để gắn kết các viên gạch với nhau.
Họ sẽ ma sát thật mạnh bề mặt cần kết nối của hai viên gạch để tạo ra bột gạch. Trong quá trình mài, chất kết dính sẽ thêm vài, trộn lẫn với bột gạch sẽ trộn để tạo thành một kết cấu vừa kín kẻ, vừa vững chắc, có thể trường tồn với thời gian.
Những món ăn không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt
IV. Khuôn viên Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Tháp Bà Ponagar Nha Trang được xây dựng từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 13, mang một vị trí rất quan trọng trong đời sống tin thần của cư dân Chăm Pa. Trải hơn 1000 năm lịch sử, di tích chỉ còn lại 5 công trình kiến trúc. Mandapa (Khu Tiền Đình), và bốn ngôi đền tháp: Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc và tháp Nam
4.1. Khu tiền đình Mandapa
Từ cổng vào khu tham quan, ngay bên tay trái, du khách sẽ được chiêm ngưỡng “Mandapa”, một công trình được dựng xây từ thế kỷ 11.
Công trình bao gồm 4 hàng cột, 10 cột lớn nằm phía trong, 12 cột nhỏ bao quanh phía bên ngoài. Trên thân các cây cột lớn vẫn còn lưu các ô hình chữ nhật, vì xưa kia người Chăm đã xây dựng một kết cấu xà ngang, nâng đỡ mái che bằng gỗ phía trên tiền đình . Trải qua quá trình thời gian thì mái che không còn nữa, mà chỉ còn hàng cột năm xưa.
Mandapa được xây dựng theo phong cách “hở tường bao”, tức là không có tường bao quanh. Phía sau Mandapa là một bậc tam cấp rất là nhỏ và dốc, là nơi các tín đồ phải băng qua nếu muốn lên đền thờ nữ thần.
Khu Tiền Đình Mandapa là nơi nghỉ ngơi của các tín đồ. Đây là nơi họ có thể bình tâm, gột rửa bụi trần trước khi diện kiến nữ thần. Khi di chuyển lên điện thờ, lễ vật của họ đều được đội trên đầu, hai tay bò lên cầu thang phía trước. Sau khi đã dâng lễ vật, họ không được phép quay lưng lại với nữ thần mà phải đi giật lùi về phía sau theo lối cầu thang ban đâu.
4.2. Kiến trúc 4 đền tháp tại Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Theo sử sách, ban đầu tại đây có tổng cộng đến 6 ngôi tháp, nhưng qua thời gian năm tháng, hiện tại chỉ còn 4 ngôi tháp là Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc và Tháp Nam.
Các ngôi tháp đều có 4 cánh cửa hướng ra 4 phía Đông Tây Nam Bắc, nhưng chỉ có cửa hướng Đông là cửa thật còn 3 cánh cửa còn lại chỉ là cửa xả. Vì theo quan niệm của người Chăm, hướng Đông là hướng đón ánh sáng, cũng nơi ngự trị của các vị thần linh.
Các ngôi tháp tại đây đều có một phong cách kiến trúc chung khá là độc đáo. Phần mái của ngôi tháp có 4 ngôi tháp nhỏ, phía trên 4 ngôi tháp này lại là 4 ngôi tháp nhỏ hơn nhưng có hình dáng tương đồng. Lối kiến trúc này sẽ được lặp đi nhiều lần cho đến tận đỉnh tháp, với quy mô nhỏ dần. Đây là một nét kiến trúc thường gặp tại các đền tháp của Ấn Độ.
a. Tháp Đông Bắc (Tháp trung tâm)
Tháp Đông Bắc nằm ngay chính diện Mandapa. Đây là công trình cao nhất (23 mét) và cũng là nơi thờ nữ thần Ponagar, hay theo tôn giáo đã được các chúa Nguyễn Việt hóa, là thờ Ana Thiên Y thánh mẫu.
Tấm phù điêu hình lá đề, bằng đá ngay trên vòm cửu của tháp được đánh giá là một trong những bức phù điêu đẹp nhất được lưu lại từ nền văn hóa Chăm Pa. Ngay chính giữa tấm phù điêu là hình ảnh mô tả vị thần Shiva, vị thần của sự hủy diệt cũng là một trong 3 vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo. Bàn chân phải của thần Shiva cong lên, diễn tả hình ảnh thần Shiva đang cưỡi trên lưng thần Bò Nandin, một trong những vật cưỡi của thần Shiva.
Di chuyển vào phía bên trong, du khách sẽ thấy được kiến trúc điện thờ hình vuông, với tượng nữ thần Ponagar được thờ phụng ở trung tâm. Theo bia ký lưu lại từ năm 918, ban đầu tượng nữ thần được tạc hoàn toàn bằng vàng khối. Nhưng vào năm 950 pho tượng lại bị đánh cắp, tới năm 965 một vị vua người Chăm đã cho xây dựng lại tượng nữ thần bằng đá như ngày nay
Bên trong chánh điện là kiến trúc điện thờ hình vuông với tượng thờ nữ thần Ponagar. Theo bia ký năm 918, tượng nữ thần được tạc hoàn toàn bằng vàng, nhưng pho tượng vàng bị đánh cắp từ năm 950, tới năm 965 một vị vua Chăm đã cho dựng lại pho tượng bằng đá mà vẫn được người Chăm lưu giữ và thờ phụng tới ngày nay.
b. Tháp Nam
Tháp nam nằm ngay chính giữa khu di tích, ngay bên cạnh tháp Đông Bắc. Đây là công trình cao thứ 2 tại đây, với chiều cao 18 mét. Đây là tháp đền, thờ thần Shiva, vị thần của sự hủy diệt. Người Chăm thờ cúng thần Shiva vì theo quan niệm sống của họ, phải có cái chết, sự mất đi thì sự sống mới, sự thay đổi mới có thể xảy ra được. Còn trong truyền thuyết của người Việt, đây là nơi thờ Chồng của Thiên Y Ana Thánh Mẫu
Phía trên đỉnh tháp, du khách có thể nhìn thấy một bệ hình vuông, đươc gọi là Yoni. Bên trên bệ vuông nay, đặt một tháp trụ hình tròn, được gọi là Yoni. Sự kết hợp của hia biểu tượng nay tạo ra một chỉnh thể, gọi là Linga-Yoni. Tại ngôi tháp này, biểu tượng này tượng trưng cho sự sáng tạo sau khi đã hủy diệt của thần Shiva. Nhưng tùy vào đất nước, văn hóa khác nhau của những quốc gia tiếp nhận Ấn Độ Giáo, Linga-Yoni sẽ có những hình dạng và ý nghĩa khác nhau.
c. Tháp Đông Nam
Từ hướng chính diện, ngôi tháp ngoài cùng bên tay trái được gọi là tháp Đông Nam. Đây là công trình nhỏ nhất trong khu di tích. Theo tôn giáo khi xưa của người Chăm, đây là nơi thờ nữ thần Skandha, vị thần của Chiến Tranh và Sức Mạnh. Còn đối với người Việt, đây là nơi thờ cúng cha mẹ nuôi của Thiên Y Ana Thánh Mẫu.
d. Tháp Tây Bắc
Tháp Tây Bắc cao 9 mét, nằm tại vị trí ngay chính diện phía sau của tháp Đông Bắc. Theo truyền thuyết của người Chăm, đây là tháp thờ 3 vị thần. Phía Nam là thần chim Garuda, phía Bắc là thần thời gian Kala, cuối cùng phía Tây là Nữ thần cưỡi. Còn đối với người Việt, đây là ngôi tháp thờ Cô, Cậu, hai người con của Ana Thiên Y Thánh Mẫu.
Một số kinh nghiệm khi đến tham quan Tháp Bà Ponagar Nha Trang
- Nên chọn khung giờ tham quan lúc sáng sớm (6h30-07h30) hay chiều muộn (15h00-17h00), đây là thời điểm thời tiết không quá nóng bức và ít khách tham quan.
- Nếu bạn không có hướng dẫn viên giới thiệu điểm, thì nên đăng ký một thuyết minh viên tại điểm bán vé. Phần thông tin lịch sử sẽ khuyến chuyến tham quan của bạn bổ ích và thú vị hơn rát nhiều.
- Tất cả các ngày trong tuần, tại sân lể hội sau đền đều có các tiết mục múa cổ truyền các bài hát của người Chăm. Đây tuyệt đối là một tiết mục văn hóa đặc sắc, không thể bỏ qua.
Một vài điểm tham quan đặc sắc tại thành phố Nha Trang
- Vinpear Land Nha Trang – Vinwonders
- Nhà thờ đá Nha Trang
- Viện Hải Dương Học Nha Trang
- Chùa Long Sơn – chùa Phật Trắng