1. Một số thông tin về trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
1.1 Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt nằm ở đâu
Bạn xuất phát từ quảng trường Lâm Viên, đường Trần Quốc Toản ==> qua Hồ Lắng ==> rẽ phải vào đường Yersin > Dọc theo đường Yersin 400 mét > tới ngã 3 Yersin, Nguyễn Trãi > rẽ trái vào đường Yersin, đi thêm 700 mét nữa là sẽ đến cổng trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt.
1.2 Giờ tham quan trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
- Từ năm 2019, trường bắt đầu hạn chế khung giờ tham qua để không ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục.
- Từ thứ 2 đến thứ 7: 11h30 – 13h00, từ sau 16h30
- Chù nhật: mở cửa cả ngày
- Thời gian tham quan có thể thay đổi tùy theo quy đinh và lịch học tại trường, vì vậy cần nên liên hệ trường trước khi đến tham quan
- SDT: 0263 3822 489
1.3 Lịch sử của trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt
Người đã thiết kế công trình lịch sử này là một kỹ sư người Pháp, ông Moncet. Ngôi trường được thành lập vào ngày 16/7/1927 và chính thức mở cửa đón học sinh từ ngày 7/1/1928. Thời gian ban đầu, ngôi trường chỉ giới hạn cho học sinh người Pháp, Châu Âu theo học các cấp tiểu học, trung học. Một thời gian sau, một số con em của gia đình giàu có người Việt cũng bắt đầu được theo học tại trường.
Tới năm 1932, trường được đổi tên thành Grand Lycée de DalatLycée Yersin để vinh danh bác sĩ Alexandre Yersin, người đã có công với sự sáng lập của thành phố Đà Lạt.
Sau đó một thời gian, giáo hội Kontum mua lại trường để làm nơi dạy học cho các chủng sinh của mình. Tới năm 1975, trường bị chính quyền cưỡng chiếm và đổi tên thành trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt như hiện nay
2. Khuôn viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt
Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt được hội Kiến Trúc Sư Thế Giới UIA công nhận là 1 trong 1000 công trình kiến trúc độc đáo của thế kỷ 20.
Ngôi trường được xây dựng trên một ngọn đồi cao với khuôn viên rộng gần 8 ha. Với gần 100 năm cùng nhiều biến động lịch sử, một số công trình tại trường đã bị hư hại, nhưng nét đẹp vốn có thì vẫn còn đây. Thậm chí những dấu vết của thời gian trên những bức tường của lớp học, vườn cây, sân trường còn tăng thêm nét cổ kính, bí ẩn cho ngôi trường.
2.1 Dãy lớp học chính
Khu vực quan trọng nhất của ngôi trường là dãy phòng học chính, gồm 3 tầng lầu và 24 lớp học. Ngôi trường được thiết kế theo hình vòng cung, đem lại nét độc đáo, khác lạ trong phong cách kiến trúc. Chiều dài mặt trước của dãy lớp học là 70 mét, còn mặt sau là 90 mét.
Nguyên liệu xây dựng của trường phần lớn được nhập về từ Châu Âu, chủ yếu là Pháp. Những viên gạch ép đỏ và phần ngói thạch bản màu xanh đen, vừa mang một nét cổ điển vừa đưa đến cảm giác ấm cúng cho du khách khi bước chân vào khuôn viên trường.
Do sự tàn phá của chiến tranh, từ năm 1948 phần lớn phần gạch ngói thạch bản đã được thay bằng lớp ngói đỏ như bây giờ. Trừ một sự thay đổi nhỏ này, thì kiến trúc gốc của trường cho tới ngày nay vẫn được giữ gìn nguyên vẹn.
2.2 Tòa tháp chuông cổ kính
Tòa tháp chuông cao 54 mét, nối liền thành 1 khối với dãy lớp học chính, là công trình cao nhất tại trường. Nếu chú ý nhìn kỹ, có thể thấy được dấu tích lưu lại của một chiếc đồng hổ lớn. Chiếc đồng hồ đã một thời thông báo giờ giấc cho học sinh và thầy cô nơi đây, giờ chỉ còn là một ký ức, không biết đã bị tháo xuống từ khi nào.
Từ dưới sân trường nhìn lên có thể thấy đỉnh tháp chuông nhưng tương tự như chiếc đồng hồ, chiếc chuông cũng đã bị tháo xuống và đường lên tháp cũng bị khóa lại để đảm bảo an toàn.
Phần dãy lớp học chính và tòa tháp chuông đều mang đậm phong cách kiến trúc Thụy Sĩ vì kiến trúc sư Moncet muốn đưa một vài nét kiến trúc từ quê hương của bác sỹ Yersin vào trường.
2.3 Một số tòa nhà khác trong khuôn viện trường học
Ký túc xá, hội trường, phòng thí nghiệm …, tại đây có đầy đủ các cơ sở vật chất để hổ trợ cho công tác giáo dục của nhà trường. Những tòa nhà này được xếp theo vị trí vòng cung, bao bọc quanh sân trường và xây dựng song song với nhau. Từ tòa nhà này kết nối qua tòa nhà khác là những dãy hành lang dài có mái che.
Trái với dãy lớp học chính, kiến trúc của những tòa nhà này mang nhiều nét tương đồng với các trường học tại Pháp. Thiết kế của các dãy nhà ở đây đều được thống nhất với tường sơn tông màu vàng cam, các ô cửa sổ màu xanh lá và gạch ngói màu đỏ.
2.4 Khu vực sân trường
Khoảng sân rộng rãi, thoáng không thua gì một sân vận động, là nơi lí tưởng cho các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, của sinh viên. Xung quanh sân trường là những tòa nhà cổ kính, hàng thông tỏa bóng mát, bải cỏ xanh, tạo ra khung cảnh của một Châu Âu thu nhỏ giữa thành phố Đà Lạt.
3. Một số điểm đến gần trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt