Dinh 3 Đà Lạt, một mảnh ghép của lịch sử Việt Nam

Dinh 3 Đà Lạt

1.Một số thông tin về Dinh 3 Đà Lạt

1.1 Đường đi Dinh 3 Đà Lạt

Bạn xuất phát từ đập hồ Xuân Hương ==> vào đường Phạm Ngủ Lão ==> rẽ trái lên đường Lê Đại Hành ==> rẽ phải vào đường Trần Phú ==> Đi theo đường Trần Phú khoảng 600 mét ==> tới vòng xoay Huyền Không Tịnh Thất ==> vào đường Lê Hồng Phong ==> Chạy theo đường Lê Hồng Phong 700 mét ==> tới ngã 3 Triệu Việt Vương, Pasteur > rẽ trái vào đường Triệu Việt Vương ==>  Chạy theo đường Triệu Việt Vương 50 mét nữa sẽ thấy đường lên Dinh 3 bên tay phải.

1.2 Giá vé tham quan và giờ mở cửa Dinh 3 Đà Lạt

  • Giá vé: Người lớn/30.000, trẻ em/15.000
  • Giờ mở cửa: 07h00 – 17h30
  • Hiện tại Dinh 3 đang tạm đóng cửa bảo trì, thông tin về giá vé và giờ tham quan sẽ được cập nhật khi điểm tham quan mở cửa trở lại.

1.3 Đôi nét về vua Bảo Đại, chủ nhân một thời của Dinh 3 Đà Lạt

Vua Bảo Đại có tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, ông sinh nắm 1913, mất năm 1997. Ông là vị vua thứ 13 của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến cuối cùng tại Việt Nam. Vua Bảo Đại lên ngôi năm 13 tuổi và trị vì trong thời gian 20 năm từ 1925 tới 1945 thì thoái vị.

Từ năm 1949 tới 1955 ông được người Pháp đưa lên vị trí Quốc Trưởng quốc gia Việt Nam, nhưng tới năm 1954 thì bị Ngô Đình Diệm Lật đổ và bắt đầu sống lưa vong tại Pháp. Ông mất khi thọ 85 tuổi tại thành phố Paris của nước Pháp.

Một nét thú vị về cuộc đời của vua Bảo Đại, là sự trùng hợp của các sự kiện quan trọng trong cuộc đời ông với con số 13. Ông sinh năm 1913, có 13 người con, lên ngôi năm 13 tuổi, là vị vua thứ 13 của triều Nguyễn, và thời gian trị vì thật sự tại Việt Nam là 13 năm vì ông đã phải qua Pháp đi du học gần 7 năm. Chính vì vậy người ta hay còn gọi vua Bảo Đại là vua của số 13.

1.4 Một góc lịch sử Dinh 3 Đà Lạt

Đây là một trong 3 dinh thự từng thuộc quyền sở hữu của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến cuối cùng tại Việt Nam, triều đại nhà Nguyễn. Ba dinh thự này được lần lượt được biết với tên gọi Dinh 1, Dinh 2 và Dinh 3 hay chỉ đơn giản gọi chung là Dinh Bảo Đại.

Dinh 3 được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Pháp và Việt Nam, Paul Veysseyre và Huỳnh Tấn Phát (cũng có tài liệu nói rằng không phải ông Huỳnh Tuấn Phát mà là 1 kiến trúc sư người Pháp tên là  Arthur Kruze). Công trình xây dựng trong vòng 6 năm từ năm 1933 tới năm 1938, với lối kiến trúc chịu ảnh hưởng từ trào lưu cách tân Châu Âu. Trước năm 1947, đây là nơi nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương và 5 người con của bà với nhà vua. Sau năm 1947, hoàng hậu đưa 5 người con của mình cùng nhau di cư sang Pháp và không quay về Việt Nam cho tới khi qua đời.

2. Có gì để tham quan tại Dinh 3 Đà Lạt

2.1. Những hiện vật lịch sử của Dinh 3 Đà Lạt

Bản thân công trình của Dinh 3 đã là một hiện vật lịch sử, nơi du khách có thể vào và mường tượng về cuộc sống sa hoa, giàu có của gia đình hoàng tộc khi xưa.

Bên trong Dinh 3 là những hiện vật quý giá, những hiện vật này đều là đồ lưu lại từ thời vua Bảo Đại. Chẳng hạn như chiếc lư đồng đem về từ cung đình Huế, bản đồ Hoàng Triều Cương thổ do một nhóm du học sinh người Việt làm và tặng cho nhà vua, những đồ đùng văn phòng khi xưa nhà vua đã từng sử dụng như điện thoại, sách vở, con ấn…… Ngoài ra thì phần lớn tất cả đồ nội thất trong các căn phòng của dinh như bàn, ghế, tủ… đều được bảo quản nguyên vẹn.

2.2 Khuôn viên của Dinh 3 Đà Lạt

Toàn bộ khuôn viên của Dinh 3 nằm trên một đồi thông, bao gồm dinh thự, vườn thượng uyển và rừng thông bao quanh. Dinh 3 rộng gần 1000 m2, gồm 2 tầng với 26 phòng với các mục đích sử dụng khác nhau. Một số căn phòng căn phòng vì nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ bị hạn chế tham quan như hầm rượu, phòng thờ….

Khu vực tầng trệt

Bao gồm những không gian dùng cho công việc như hội họp, tiếp khách, ăn uống, làm việc….

  • Phòng chờ tiếp kiến và phòng khách chính

Từ của chính đi vào là phòng chờ tiếp kiến, là một phòng salon cho những người phải đợi để gặp nhà vua. Nối tiếp qua, chỉ cách một lớp màng che là phòng khách chính, là nơi vua Bảo Đại sẽ tiếp đón quan khách của mình. Trong phòng này có một chân dung phóng lớn của vua Bảo Đại và 1 chiếc đàn Piano do nhà vua mua tặng bà Nam Phương.

  • Phòng tiếp khách thân mật và phòng khánh tiết

Ngay bên cạnh phòng khách chính là một phòng khách nhỏ hơn chỉ chuyên tiếp khách thân mật, chuyên dành cho bạn bè hay thành viên gia đình hoàng tộc của nhà vua. Trong phòng này có treo một bức tranh của bà Bùi Mộng Điệp, là thượng phi của vua Bảo Đại.

Phòng khánh tiết là căn phòng lớn nhất tại lầu một, là nơi nhà vua tổ chức những cuộc họp lớn với quan viên của mình. Trong phòng khánh tiết có một số hiện vật có từ thời vua Bảo Đại, như là bức tranh khắc đồng về thiên nhiên Tây Nguyên do một họa sỹ người dân tộc thiểu số tặng cho nhà vua năm 1949.

Còn có một bức bản đồ Việt Nam do một nhóm du học sinh người Việt tại Pháp gởi tặng ông năm 1952. Bốn chử Độc Lập và Thống Nhất trên bản đồ là lời nhắn nhủ của nhóm sinh viên, mong muốn vua Bảo Đại thống nhất nước nhà.

  • Phòng làm việc của vua Bảo Đại

Quay trở lại phòng chờ tiếp kiến và rẽ phải, bạn sẽ bước vào phong làm việc của vua Bảo Đại. Trên bàn làm việc của nhà vua vẫn còn nguyên những dụng cụ văn phòng nhà vua đã từng sử dụng. Chẳng hạn như chiếc điện thoại bàn quay số, hai dấu ấn quân sư và dân sự được đúc bằng đồng, hai bên bàn là hai dãy cờ mini của gần 30 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Việt Nam thời bấy giờ….

Phía trên kệ phía sau bàn làm việc là những bộ sách kinh thánh, viết bằng tiếng Pháp do hoàng hậu Nam Phương nghiên cứu. Phía trên kệ, còn treo hình của vua Khải Định, vua cha của Bảo Đại. Hia bên còn có 4 thanh kiếm của cận thần thị vệ luôn mang mỗi khi hộ giá nhà vua khi thiết triều hay làm lễ.

  • Phòng thư ký

Căn phòng phía sau phòng làm việc của nhà vua, ngày xưa được gọi là  Đổng Lý Văn Phòng, tức là phòng của thư ký riêng. Thời điểm hiện tại, căn phòng được sử dụng như phòng trưng bày. Trong căn phòng còn lưu lại những đồ vật mà gia đình vua Bảo Đại đã từng sử dụng.

Phía trên tường treo những bức hình chụp trắng đen ghi lại nhiều khoảng khắc trong cuộc sống của vua Bảo Đại, như là lúc đi săn cùng bạn bè, đi kinh lý những vùng miền trên đất nước hay du lịch nước ngoài cùng gia đình…

  • Một số căn phòng còn lại du khách có thể tham quan

Du khách còn có thể tham quan các căn phòng bếp, phòng ăn của công chúa hoàng tử, phòng ăn nhà vua và hoàng hậu. Riêng một căn phòng vốn là phòng vui chơi của 5 công chúa, hoàng tử thì đã được cải tạo thành một phòng hóa trang để phục vụ nhu cầu chụp hình của du khách.

Khu vực tầng hai

Tầng 2 bao gồm những căn phòng đáp ứng không gian sinh hoạt chung và riêng cho gia đình hoàng tộc.

  • Phòng bảo mẫu và 3 căn phòng ngủ của 5 người con

Từ cầu thang từ phòng hóa trang đi lên, căn phòng đầu tiên là phòng của bảo mẫu, người chuyên chăm sóc cho các công chúa, hoàng tử. Lần lượt tiếp theo đó là 3 căn phòng ngủ của 5 người con. 1 phòng cho 2 cô công chúa lớn, 1 phòng cho hoàng tử út và công chúa út, riêng thái tử Bảo Long được ở riêng một phòng.

Phòng của hai cô công chúa lớn là Phương Mai và Phương Dung được trang trí toàn bộ bằng màu hồng, từ sơn tường, rèm cửa cho tới giường gối. Phòng của công chúa út Phương Liên và hoàng tử út Bảo Thăng cũng tương tự, nhưng được trang trí bằng màu màu xanh biển.

Phòng của Thái tử Bảo Long được dùng màu vàng để trang trí vì thái tử có vai trò là người kế vị trong tương lai

  • Phòng của hoàng hậu Nam Phương

Phòng ngủ của hoàng hậu Nam Phương với không gian rộng lớn, nhiều ánh sáng tự nhiên với ban công nhìn xuống vườn thượng uyển

  • Phòng của vua Bảo Đại

Căn phòng tại cuối hành lang là phòng riêng của vua Bảo Đại. Từ đây thông ra là một ban công lớn dùng để ngắm trăng, được gọi là Lầu Vọng Nguyệt.

Tất cả các căn phòng ngủ đều có phòng tắm riêng, trang bị đầy đủ bồn tắm, Lavabo, hệ thống nước nóng, đèn điện như một căn nhà hiên đại.

  • Những căn phòng dùng làm không gian chung

Một số căn phòng được dùng làm không gian chung như phòng giải trí, phòng sinh hoạt gia đình, phòng thêu của hoàng hậu Nam Phương. Trong phòng thêu của hoàng hậu vẫn còn để lại một cổ máy xông hơi của vua Bảo Đại từng sử dụng khi xưa.

Rừng thông và vườn thượng uyển bên ngoài dinh thự

Sau khi đã tham quan hết các phòng trong dinh thự, du khách có thể tham quan rừng thông và vườn hoa bên ngoài dinh thự. Khuôn viên phía bên ngoài dinh thự là rừng thông rộng rãi thoáng mát, ngay bên hông dinh thự còn có khu vườn thượng uyển với các loại hoa khác nhau.

3. Một số điểm tham quan gần Dinh 3 Đà Lạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898.911.199
Nhắn tin qua Facebook Skype ta_travel@dalat24h.vn