Người K’Ho Đà Lạt – Những người con đầu tiên của cao nguyên Lâm Viên

Lịch sử của người K’ho tại Đà Lạt

Năm 1893, bác sĩ người Pháp Alexander Yersin đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm, cùng khám phá ra cao nguyên Lâm Viên ngày nay. Từ cột mốc lịch sử này, thành phố Đà Lạt đã được khai sinh và phát triển tính tới nay đã hơn 100 năm.

Nhưng hơn 100 năm trước, khi Đà Lạt vẫn là vùng rừng thiêng, nước độc, thú dữ hoàng hành thì những người đồng bào K’ho đã bắt đầu sinh sống là lập nghiệp tại đây không biết tự bao giờ.

Người K’ho gồm có 36 thị tộc lớn nhỏ sống rãi rác khắp cao nguyên Lâm Viên. Tương truyền rằng bộ tộc người Lạch là một trong những bộ tộc đầu tiên lên sinh sống tại đây. Họ sống cùng nhau bên cạnh một con suối nhỏ dưới thung lũng xanh tốt và đặt tên cho vùng đất này là Đạ Lạch. “Đạ” trong ngôn ngữ của người đồng bào có nghĩa là nguồn nước, còn Lạch là tên của bộ tộc của họ.

Vào năm 1899, vì ảnh hưởng của chiến tranh thế giới mà rất nhiều người Pháp không thể quay về đất nước của họ. Quan toàn quyền Đông Dương thời bấy giờ là ông  Paul Doumer đã quyết định xây dựng một trung tâm nghỉ dưỡng cho quan chức và binh sĩ người Pháp tại đây.

Thay vì dùng vũ lực, người Pháp đã tiến hành thuyết phục, di dời cộng đồng người K’ho vào chân chúi Langbiang. Họ đã mua đất của một họ tộc lớn và xây cho người đồng bào 100 căn nhà sàn để yên cư lập nghiệp.

Nơi đinh cư mới của người đồng bào, ngày nay chính là thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, nằm ngay chân núi Langbiang. Còn vị trí khi xưa mà người Pháp xây dựng khu nghỉ dưỡng của họ, chính là ngay cạnh hồ Xuân Hương, nơi mệnh danh là trái tim của Đà Lạt.

Rất nhiều nhà sử học đều đồng tình với giả thuyết đó là tên gọi Đà Lạt của thành phố vốn xuất phát từ tên “Đà Lạch” khi xưa của người đồng bào. Người Pháp khi biết đến tên gọi này, phát âm không chuẩn nên đọc thành Dalat. Cuối cùng đến khi người Pháp rút về nước, người Kinh bắt đầu sinh sống tại đây thì thành phố mới bắt đầu được gọi là Đà Lạt.

Đời sống kinh tế của người K’ho

Người K'ho Đà Lạt

Trồng Trọt

Mỗi thị tộc trong cộng đồng người K’ho sẽ có những phương tích canh tác khác nhau.

Chẳng hạn như người Chin thì thiên về làm nương rẫy, người Lạch thì thiên về làm ruộng, người Srê thì canh tác bằng cả hai phương thức.

Đất đai canh tác của các hộ dân đều thuộc quyền sở hữu của làng, chủ làng đóng vai trò là chủ đất sẽ có quyền và nhiệm vụ bố trí đất đai cho các hộ trong làng.

Chăn nuôi

Để tăng cường thêm về kinh tế, người K’ho chăn nuôi các loại da súc khách nha như bò, dê, gà, vịt, trâu, bò, lợn…

Trong các loại gia súc trên thì con Trâu luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người K’ho. Trong cuộc sống hàng ngày, con Trâu là công cụ cung cấp sức kéo, cày cấy cũng như là đơn vị định giá cho buôn bán. Khi đến ngày lễ hội, con trâu được dùng cho các trò chơi, nghi lễ, giết thịt để hiến sinh cho thần linh.

Một loại động vật cũng được chăn nuôi rất nhiều là con bò. Nhưng khác với trâu, người ta nuôi bò chỉ để lấy thịt, phục vụ trong các bửa tiệc hay ăn uống thường ngày.

Con ngựa là phương tiện đi lại độc đáo của người K’ho Lạch. Từng một thời nghề nuôi ngựa đã rất thịnh vượng, vì con ngựa vừa là phương tiện đi lại vừa là công cụ vận chuyển hàng hóa. Con ngựa có thể dễ dàng di chuyển qua những vùng đồi núi quanh co để đi buôn bán ở các thôn làng khác, từng có lúc một con ngựa có thể đổi 3 con trâu.

Nghề Rèn

Thợ rèn người K’ho không mang tính chuyên nghiệp. Công việc của họ chủ yếu bắt đầu vào thời điểm trước các mùa vụ khi cần phải sửa sang dụng cụ làm nông. Nguyên liệu chính của họ là sắt, một đội thợ truyền thống gồm có một thợ cả đập sắt, một thợ kéo và một thợ mài.

Sản phẩm thông thường của họ là dao, rìu, rựa, xà gạc…. Đặc biệt họ có một quan niệm là không cho phép đàn bà góa chồng hay phụ nữ mang thai lần đầu đi qua lò rèn vì sợ sẽ làm hư hại sản phẩm giữa chừng.

Nghề Đan Lát

Các sản phẩm đan lát của người đồng bào rất đa dạng và dược dùng trong nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Nguyên liệu đan lát được lấy từ tre, lò ô, mây…, trau vót bằng dao nhỏ hoặc xà gạc.

Thành phẩm đan lát của họ thường được phân chia rất rỏ ràng. Đàn ông sẽ đan gùi, nong, nia, đồ đựng thóc còn phụ nữ chỉ chuyên đan cói. Tay nghề đan lát có thể được dùng như một chuẩn mực để đánh người đàn ông.

Nghề dệt vải

Nghề dệt vải được xem là một nghề phụ, chủ yếu làm trong thời gian rãnh rỗi. Tuy nhiên nếu nghề đan lá là chuẩn mực để đánh giá người đàn ông thì nghề dệt vải là điều kiện bắt buộc dành cho các cô gái trước khi lấy chồng.

Nguyên liệu dệt vải là cây công kéo sợi, được trồng trong vườn hay bên bờ suối. Các công đoạn dệt vải gồm có chế biến, nhuộm sợi và dệt.

Chế biến: Bông được thu hoạch, phơi nắng cho bung ra. Sau khi làm tơi và kéo thành sợi, người ta đem ngâm với nếp nấu nhừ để tăng độ chắc của sợi. Khi đã ngâm xong, sợi sẽ được đem phơi khô rồi quấn lại thành cuộn lớn.

Nhuộm màu: Màu vải được chiết xuất hoàn toàn từ sản phẩm tự nhiên. Màu xanh lá cây được lấy từ lá tơrưng, màu xanh biển là từ nước lá chát, màu đỏ từ các loại cỏ dền, hay màu vàng từ củ nghệ dại…

Dệt: Hoa văn và màu sắc trên các tấm vải dệt rất đa dạng, tùy theo ý thích mỗi người. Như hoa văn hình mắt chim, hoa văn hình bướm, hình con sâu hay là quả dưa hấu….

Săn bắt, đánh cá, hái lượm

Săn bắt được chia ra làm 2 hình thức chính. Thứ nhất là đặt bẫy, còn thứ hai là săn bắt tập thể theo nhóm. Hoạt động săn bắt theo nhóm thường được dẫn đầu bởi thợ săn giỏi, nhiều kinh nghiệm. Sau mỗi chuyến săn, thú săn được phải được mang đi cúng rồi mới chia cho thợ sơn.

Đánh cá và hái lượm là công việc chủ yếu dành cho trẻ em và phụ nữ. Các sản phẩm do họ thu hoặc được thường rất đa dạng, giúp tăng thêm sự phong phú cho bữa ăn gia đình.

Đời sống vật chất của người K’ho

Nhà ở của người K’ho

Nhà sàn thường dành cho các hộ giàu có kinh tế khá giả. Phần mái nhà được lợp tranh, vách phêng, nghiên ra ngoài nẹp tranh để chống rết. Nhà sàn cũng thường được làm cao dể chống thú dữ, phía trước làm một cầu thang rộng để lên xuống.

Người nghèo không có tiền của thì thường làm nhà sàn thấp hoặc nhà tầng trệt có hai mai dài úp xuống đất.

Còn có loại nhà sạp, nối liền không có vách ngăn với nhiều hộ gia đình sống chung. Mỗi gia đình có một bếp ăn riêng, đối diện là các đồ hàng ghè, giỏ đồ đạc và bàn thờ tổ tiên.

Trang Phục người K’ho

Trang phục truyền thống của người đồng bào rất đơn giản, thông thường nam chỉ đóng khố, nữ mặc váy ngắn còn thân trên để trần.

Khố của người đàn ông thường dài tầm 3 sải tay (1 sải 50, 60 cm), rộng hơn một gang, có hoa văn dọc theo vải.

Váy của người phụ nữ thường màu đen, có dãi màu trắng chạy dọc theo tấm vãi

Riêng chủ làng hay thầy cúng còn có khăn kheo đội trên đầu

Mặc dù bây giờ không còn tồn tại nữa, khi xưa người K’ho còn có phong tục làm đẹp bằng Cà Răng, Căng Tai.

Đời sống tinh thần của người K’ho

Xã hội người K’ho

Buôn làng

Mỗi buôn làng là một hệ thống riêng, với chủ làng là người đứng đầu. Người làm chủ làng phải là người có tài ăn nói, hùng biện, thông thạo lịch sử và còn biết kể chuyện. Nhiệm vụ của chủ làng là điều hành công việc của cả buôn làng như chia đất, dời làng, hòa giải, xử kiện…vv

Người kế tự chủ làng là người được bầu lên để để thay mặt chủ làng. Chẳng hạn như khi chủ làng đi xa, bệnh tật hay đã quá già yếu để tiếp tục công việc.

Ngoài ra Thầy Cúng và Phù Thủy cũng có vai trò rất quang trọng trong buôn làng. Họ đảm nhiệm việc chữa bệnh cho dân làng, tổ chức các lể cúng tế thần linh, xua đuổi ma quỷ quấy phá làng….

Dòng họ

Người K’ho tuân theo chế độ mẫu hệ, tức là tập trung những người theo cùng một họ mẹ. Chẳng hạn như họ Dacat ở Tà Nung, họ Dagut ở Đơn Dương, họ Rơông ở Naha

Gia đình

Tiểu gia đình: Gồm một vợ, một chồng và con cái chưa trưởng thành

Đại gia đình: Gồm nhiều gia đình hoặc nhiều thế hệ gia đình cùng sống chung một nhà

Mỗi gia đình dù lớn hay nhỏ thì đều có một bồ hiếu, tức là chủ nhà.

 

Phong Tục, tập quán người K’ho

Tín ngưỡng của người K’ho

Người K’ho tin vào sự các thế thực siêu nhiên như ma quỷ và thần thánh (Cà và Yàng). Vị thần tối cao nhất trong tín ngưỡng của họ là Ndu, thần tạo hóa của muôn loài. Kế tiếp đó là các vị thần thiên nhiên như Thần Núi, Thần Rừng, Thần Nước, Thần Nhà.

Hôn nhân của người K’ho

Người K’ho sống theo chế độ mẩu hệ nên khi muốn kết hôn, các cô gái phải đi bắt chồng. Các cô gái và chàng trai thường sẽ làm quen hẹn hò với nhau trước, sau đó thì gia đình cô gái mới qua nhà trai để hỏi cưới chàng trai về làm chồng cho cô gái.

Họ cũng có quy định chung là anh, em theo cùng một họ mẹ không được phép lấy nhau. Tùy theo họ tộc, còn có những gia đình có quy định riêng lẻ như không được kết hôn với người thuộc dòng họ thù địch hay người bị nghi là ma lai. Trong trường hợp người chồng hay vợ qua đời sớm thì hội đồng làng có thể cho kết hôn lại sau một năm theo lệ Nối Dây.

Sinh đẻ của người K’ho

Trong thời gian mang thai, phụ nữ người K’ho Chin phải kiêng cử không ăn thịt khỉ, vượn hay động vật mang thai. Phụ nữ người K’ho Srê không ăn con nhím, tê tê vì sợ khó sinh. Họ cũng cần lưu ý không mang vật nặng, gùi mang sau lưng phải ngay ngắn và không được buộc tóc.

Sau khi sinh, người phụ nữ ở cữ 7 ngày, chỉ cho phép anh em, họ hàng vào thăm. Ngoài cửa có cột một sợi chỉ xanh để báo hiệu, chẳng may khách lạ vẫn bước chân vào nhà thì chủ nhà phải phun nước vào người khách. 7 ngày cữ kết thúc thì người mẹ mới có thể điệu con đi làm lại được.

Ma chay của người K’ho

Khi có người qua đời trong làng, cả làng sẽ cùng chung tay với gia đình tổ chức ma chay, đánh chiêng gõ mỏ để tiễn linh hồn về nơi an nghỉ. Theo quan niêm của họ, việc ma chay, chôn cất là việc chung của cả dòng họ.

Chủ nhà và người dân trong làng sẽ cùng nhau vào rừng đốn cây, khoét ruột làm quan tài, phía trên vẻ hình sặc sở. Người chết sau đó sẽ được gói trong chiếu hoa, để vào quan tài và mang chôn ở nghĩa địa phía Tây làng. Phần đầu quan tài luôn được đặt về hướng Đông, còn chân thì về hướng Tây.

Ba ngày sau khi chôn, người ta sẽ trồng mía, chuối xung quanh mộ. Các vật dụng thân thiết sẽ được mang theo người chết, bỏ trên mộ đục thủng.

Một số bài viết thú vị về thành phố Đà Lạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898.911.199
Nhắn tin qua Facebook Skype ta_travel@dalat24h.vn