1. Một số thông tin về thiền viện Vạn Hạnh
Được xây dựng từ năm từ năm 1952, ban đầu nơi đây chỉ có một phật đường do phật tử địa phương đóng góp xây dựng. Phải tới năm 1994, sau vài lần trùng tu mở rộng thì phật đường mới có quy mô như ngày nay và được chính thức đặt tên là thiền viện Vạn Hạnh.
1.1 Đường đến thiền viện Vạn Hạnh
Thiền viện Vạn Hạnh nằm ở địa chỉ số 39 đường Phù Đồng Thiên Vương, cách trung tâm Đà Lạt hơn 3 Km.
Bạn xuất phát từ Đài Phun Nước Đà Lạt ==> đi theo đường Trần Quốc Toản, hướng thuận chiều kim đồng hồ của hồ Xuân Hương ==> Rẽ trái vào đường Đinh Tiên Hoàng ==> Đi hết đường Đinh Tiên Hoàng để tới Ngã 5 đại học ==> vào đường Phù Đổng Thiên Vương ==> chạy theo đường Phù Đồng Thiên Vương 900 mét ==> Cổng thiền viện nằm bên tay phải đường. Sau khi qua cổng, chỉ cần chạy lên hết dốc là sẽ tới sân để xe của thiền viện.
1.2 Lịch sử của thiền viện Vạn Hanh
Đây là một trong những công trình tôn giáo nhất tại thành phố Đà Lạt. Thiền viền được xây dựng vào năm 1952, khởi đầu nơi đây chỉ là một phật đường nhỏ được gọi là Niệm Phật Đường Đông Thành. Tới năm 1957 phật đường đổi tên thành Khuôn Hội Đông Thành nhưng chỉ một vài năm sau, tới năm 1963 lại được đổi tên một lần nửa thành chùa Vạn Hạnh.
Tới năm 1994, sau khi đã trải qua nhiều đợt mở rộng và trùng tu, lúc này chùa mới chính thức được đặt lại tên là thiền viện Vạn Hạnh. Trong khuôn viên thiền viện có nhiều công trình vườn hoa, tượng phật mới, nổi bật nhất là công trình tượng phật Thích Ca lớn nhất tỉnh Lâm Đồng được làm vào năm 2002.
1.3 Giờ mở cửa thiền viện Vạn Hạnh
- Thiền viện luôn mở cửa cả ngày để tiếp đón phật tử và du khách
- Lưu ý: nên tham quan giới hạn trong khung giờ 7h00 – 17h00 để tránh ảnh hưởng các hoạt động của thiền viện
2. Điều gì thu hút khách du lịch tới thiền viện Vạn Hạnh
2.1 Khu vực chánh điện
Tòa chánh điện nguy nga với phần mái được chạm khắc các họa tiết hình rồng và mây, một đặc trưng của kiến trúc đền chùa. Toàn bộ mái nhà thờ đều được lợp mái ngỏ, đem lại cho du khách một cảm giác vừa thân thuộc. Khuôn viên trước chánh điện gồm nhiều vườn hoa, cây cảnh bonsai xanh tốt, luôn được các vị sư thầy chăm sóc cẩn thận.
Bên trong chánh điện, ngay chính giữa là tượng phật Thích Ca rất uy nghiêm. Hai bên và đằng sau đức phật là những chú rồng uống lượn, được tạo hình rất công phu như đang trực hầu quanh đức phật. Dọc theo tường của tránh điện là các bức phù điêu tái hiện lại câu truyện cuộc đời của phật Thích Ca, từ lúc ngày sinh ra cho tới khi niết bàn thành phật.
2.2 Điện Niết Bàn
Ngay bên tay trái, trước sân chánh điện là điện Niết Bàn. Bên trong điện là hai bức tượng tạo hình phật Thích Ca lúc ngài niết bàn. Hai bức tượng có cùng một kiểu dáng và kích cở, một bức làm bằng gổ còn bức còn lại làm bằng đồng. Cả hai bức tượng đều được tạo hình rất công phu, sống động, đặc biệt bức tượng đồng còn là tượng phật niết bàn bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
2.3 Tượng phật Niêm Hoa Vi Tiếu, Thích Ca Phật Đài
Ngày 14/04/2002 là ngày lễ đặt đá, chính thức bắt đầu xây Thích Ca Phật Đài. Đây là một đại tượng do chính thượng tọa Thích Viên Thanh thiết kế và được thi công với kinh phí 1 tỷ 300 triệu đồng.
Sau khi hoàn tất, công trình tượng phật cao đến 24 mét, nặng 60 tấn. Hình ảnh của đức phật ngồi trên đài sen, miệng nở nụ cười và trên tay cầm một nhành hoa được dựa theo một điển cố của thiền tông, gọi là “Niêm Hoa Vi Tiếu”. Tượng phật được sơn thiếp vàng, tạo hình sống động, đặc biệt là nụ cười của đức phật rất đẹp.
Ngay dưới tòa sen của đức phật là một hòn giả sơn, bên trong là một hang động có tượng của các vị sư tổ đang thiền định. Đây là một trong những bức tượng phật lớn và đẹp nhất tại tỉnh Lâm Đồng.
2.4 Bảo tàng Văn hóa Phật giáo và Dân tộc
Ngoại trừ những công trình với giá trị tâm linh, khi đến đây du khách có thể tham quan một Bảo tàng văn hóa Phât giáo và Dân tộc của thiền viện. Khu nhà rộng 200 m2 là nơi bảo tồn và trưng bày hàng trăm các hiện vật với lịch sử có thể lên tới hơn 100 năm, lưa giữ lại những giá trị văn hóa, lịch sử đất nước.
Không gian bên trong viện bảo tàng này được chia thành từng căn phòng riêng biệt, với mỗi căn phòng đi theo những chủ đề khác nhau. Từ những dụng cụ nông nghiệp thô sơ như cái cày, cái cuốc, những dụng sinh hoạt đời thường như tivi trắng đen, đèn dầu cho tới những hiện vật mang tính văn hóa những chiếc cồng chiêng của người đồng bào.
Những hiện vật này dù rất to lớn hay nhỏ bé đều được gìn giữ tại đây với mục đích lưu lại một phần của lịch sử cho thế hệ mai sau.
2.5 Khuôn viên xung quanh thiền viện Vạn Hạnh
Xung quanh khu vực điện thờ có rất nhiều vườn hoa, cây cảnh các loại. Còn có các tiểu cảnh và tượng phật như vườn Lâm Tì Ni, tượng Quan Âm cưỡi rồng, tượng phật Di Lạc….
3. Các điểm tham quan gần thiền viện Vạn Hạnh
- Thung Lũng Tình Yêu
- Khu vườn Ánh Sáng
- XQ xử quán Đà Lạt
- Khu du lịch Rừng Hoa
- Vườn hoa thành phố Đà Lạt