Top 12 công trình tiêu biểu theo dòng lịch sử Đà Lạt

Một số công trình tiêu biểu theo dòng lịch sử Đà Lạt

Đà Lạt là một đô thị rất trẻ tuổi, tuy nhiên chỉ trong vòng hơn 100 năm lịch sử của vùng đất này, những người Pháp đầu tiên và các thế hệ người Việt sau này đã để lại vô số các dấu ấn mang đậm phong cách cả Đông và Tây. Như cách mà người ta từng gọi, “Một tiểu Paris của Đông Dương”.

Trong bài viết này, hãy cùng Tam Anh điểm danh một số công trình tiêu biểu nhất, theo từng thời kì của thành phố xinh đẹp này nhé

Công trình tiêu biểu trong giai đoạn từ năm 1893 đến 1920

Đây là giai đoạn ban sơ của vùng đất cao nguyên Lâm Viên. Năm 1893, vị bác sĩ Yersin đã khám phá ra vùng đất này, tới năm 1899 thì nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng đã được ký kết, mở đầu cho lịch sử Đà Lạt.

Công Trình Tiêu Biểu Đà Lạt

Giai đoạn này không có quá nhiều biến động, thời điểm ban đầu do thiếu đầu tư, Đà Lạt chỉ là một thị trấn nhỏ với vài chục hộ dân cư. Phải tới giai đoạn 1916 – 1921, những cơ sở hạ tầng như nhà máy điện, trường học, trạm xá, bưu điện, kho bạc mới được hoàn thiện, và dân số Đà Lạt đã đạt ngưỡng hơn 1000 người.

Công trình tiêu biểu: Dinh Tỉnh Trưởng Đà Lạt

Không ai có thể xác định thời gian chinh xác khi căn Dinh thự này được xây dựng, người ta chỉ nắm chắc được là công trình Dinh Tỉnh Trưởng đã có từ trước năm 1910.

 

Đây là một trong những công trình đầu tiên, gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố Đà Lạt. Dinh thự được xây theo phong cách kiến trúc đậm chất Châu Âu, nằm trên một ngọn đồi cao 1500 mét so với nước biển, với kiến trúc 2 tầng cùng 4 mặt đều có cửa số hướng ra tứ phía. Từ trên vị trí dinh thự, bạn có thể trải dài tầm mắt 360 độ cảnh quan thành phố Đà Lạt.

Công trình tiêu biểu: Hồ Xuân Hương

Bất kỳ du khách nào đã từng đến Đà Lạt thì gần như 99%, bạn đã từng nhìn thấy thắng cảnh này. Vì Hồ Xuân Hương còn được mệnh danh là trái tim Đà Lạt, hồ nước xinh đẹp nằm ngay trung tâm thành phố với nhiều tuyến đường chính đều nối về đây như mạch máu về tim vậy.

Đây là một cộng trình hồ nhân tạo do người Pháp xây dựng từ năm 1919, sau này trải qua rất nhiều lần nạo vét, cải tạo mở rộng mới có thể tạo nên một hồ lớn hình bán nguyệt với chu vi gần 6 km như bây giờ. Con đường xung quanh hồ luôn phủ bóng cây xanh, cảnh quan thơ mộng và trữ tình, là nơi lý tưởng cho các hoạt động thể dục mỗi sáng.

Công trình tiêu biểu trong giai đoạn giai đoạn những năm 1920-1930

Đây là giai đoạn Đà Lạt thực sự phát triển mạnh mẽ, với những công trình kiến trúc quy mô lớn liên tục ra đời.

Công trình tiêu biểu: Khách sạn Dalat Palace

Đây là khách sạn đầu tiên của thành phố Đà Lạt, được xây dựng từ năm 1916 cho đến năm 1922 thì hoàn thành. Khách sạn này được xây dựng theo tiêu chuẩn 5 sao của Pháp thời bấy giờ. Với khuông viên rộng hơn 40 ngàn mét vuông, xung quanh là rừng thông, vườn hoa, thảm cỏ xanh mát.

Tổng thể khách sạn có 43 căn phòng, đều được trang bị đầy đủ các thiết bị sang trọng, tiện lợi và cả lò sưởi.

Công trình tiêu biểu: Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt (Trường Grand Lycée Yersin)

Ngôi trường được xây dựng vào năm 1927 với tên gọi Grand Lycée Yersin, ban đầu chỉ nhận dạy học cho con em người Pháp và một số ít người Việt giàu có. Tới năm 1975, trường được chính quyền trưng dụng và đổi tên thành Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt.

Trường học được xây dựng theo tiêu chuẩn trường học của Pháp. Với các dãy lớp học, thư viện, ký túc xá và tháp chuông đều mang đậm phong cách Châu Âu. Với phần gạch xây tường là gạch trần đỏ, và lớp mái ngói đều được sản xuất và vận chuyển từ nước Pháp. Với vẻ đẹp cổ kính của mình, Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt đã được hội kiến trúc sư thế giới công nhận là một trong 1000 kiến trúc độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20.

Công trình tiêu biểu: Ga Đà Lạt

Từng một thời nổi tiếng với danh hiệu “Nhà Ga đẹp nhất Đông Dương”. Nhà Ga được xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938 với kinh phí lên đến 200.000 franc.

Hình dáng của nhà Ga là một sự kết hợp của phong cách kiến trúc miền Nam nước Pháp với một chút hồn tự nhiên Đà Lạt. Phần mái được chia ra làm 3 đỉnh, tượng trưng cho ngọn núi Langbiang hùng vĩ. Chiều dài nhà ga là 66,5 mét, chiều rộng là 11,4 mét và chiều cao là 11 mét. Dù đã trải qua bao nhiêu năm tháng, gần như 100% kiến trúc nhà Ga vẫn giữ được nét cổ kính như ban đầu.

Thời kỳ huy hoàng nhất trong lịch sử hoạt động của nhà ga là trước năm 1972, khi tuyến tàu nôi dài từ Phan Rang lên Đà Lạt dài 85 km vẫn còn rầm rộ. Sau năm 1972, vì nhiều lý do, tuyến đường sắt này chỉ còn 7km phục vụ du khách, nối từ Ga Đà Lạt xuống Trại Mát.

Công trình tiêu biểu: Tổ hợp 3 Dinh Thự Dinh 1, Dinh 2, Dinh 3

Người ta ước tính có hơn 1000 công trình nhà ở, biệt thự do người Pháp xây dựng rãi rác xung quanh thành phố Đà Lạt. Trong số những công trình này có thể kể đến 3 căn Dinh thự đặc biệt, nơi có sự gắn bó mật thiết với dòng lịch sử của thành phố ngàn hoa này.

Dinh 1 và Dinh 3 còn được biết với tên gọi là Dinh Bảo Đại là 2 căn biệt thự từng thược quyền sở hữu của vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Còn Dinh 2 lại từng là nơi nghỉ dưỡng của quan Toàn Quyền Dông Dương, nên còn được gọi là Dinh Toàn Quyền.

Dinh 3 được xây dựng từ năm 1932 đến 1938 với phong cách cận đại, có một sự pha trộn giữa phong cách kiến trúc cổ điển và hiện đại. Dinh thự là nơi nghĩ dưỡng của gia đình hoàng tộc từ năm 1939 đến 1945.

Dinh 1 do một tỷ phủ người Pháp xây dựng, sau đó được quận công Nguyễn Hữu Hào (Bố ruột của hoàng hậu Nam Phương) mua lại và tặng cho vua Bảo Đại vào năm 1949, khi người Pháp đưa ông lên làm chức vị Quốc Trưởng. Tòa dinh thự này này nằm giữa một khuôn viên rừng thông và vườn hoa, với một phong cách kiến trúc đậm chất Châu Âu.

Dinh 2, hay còn được biết với tên gọi Dinh Toàn Quyền. Đây là một căn biệt thự sang trọng với 25 căn phòng, là nơi nghĩ dưỡng của quan toàn quyền Jean Decoux vào những năm 1933.

Công trình tiêu biểu: Nhà Thờ Chánh Tòa Giáo Phận Đà Lạt

Hay còn được biết với tên gọi thân thương “Nhà Thờ Con Gà”. Đây là một nhà thờ lớn, có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống công giáo của giáo xứ Đà Lạt. Nhà thờ được xây dựng trong vòng 11 năm dài từ năm 1931 đến năm 1942. Công trình có độ cao tháp chuông 45 mét, chiều dài 65 mét và chiều rộng 14.

Hai điểm đặc trưng nhất trong kiến trúc tại đây có thể kể đến là tòa tháp chuông cao vót nơi bạn có phóng tầm mắt 360 độ thành phố và con gà trống bằng kim loại, hoạt động như kim chỉ gió của nhà thờ. Cũng là nguyên nhân mà công trình này có cái tên không chính thức là “Nhà Thờ Con Gà”

Công trình tiêu biểu: Nhà Thờ Domaine de Marie 

Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc cách tân, pha lẫn giữa cổ điển và hiện đại. Vẫn tuân theo kiến trúc mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn, với hệ thông mái cao có đường nét tương tự như mái rông của người Tây Nguyên.

Khuôn viên nhà thờ nằm trên một ngọn đồi thông lộng gió, tương dối yên tĩnh giữa lòng thành phố nhộn nhịp. Phía sau nhà thờ còn có khu vực vườn hoa rất đẹp, luôn mở cửu đón khách theo khung giờ cố định. Khu vườn này còn là nơi an táng của bà Decoux, vợ của quan toàn quyền Đông Dương cũng như là người có công rất lớn trong công cuộc xây dựng nhà thờ.

Công trình tiêu biểu Giai đoạn từ sau 1940

Công trình tiêu biểu: Chợ Đà Lạt

Ngôi chợ đầu tiên tại Đà Lạt được xây dựng tại vị trí của rạp hát Hòa Bình ngày nay, được đặt tên là “Chợ Cây”. Ngôi chợ với quy mô khá nhỏ này được xây vào năm 1929 nhưng vào năm 1937 lại bị hư hại trong một trận hỏa hạn lớn.

Từ năm 1958 đến năm 1960, Chợ Đà Lạt hiện nay đã được khởi công xây dựng trên một khu đất sình lầy, chuyên trồng rau Xá Lá Son. Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức, về sau còn được cải biên, mở rộng quy mô với sự tham gia của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Lê Văn Rọt và Trần Văn Hùng.

Chợ Đà Lạt bao gồm 3 tầng lầu, là ngôi chợ lầu đầu tiên tại Việt Nam. Các mặt hàng ở đây vô cùng đa dạng về chủng loại cũng như giá cả. Nổi bất nhất có thể kể đến các mặt hàng nông sản, hoa tươi, các loại đặc sản khô, khu bán quần áo, khu bán hàng tươi sống hay khu vực ăn uống…

Công trình tiêu biểu Giai đoạn từ những năm 1990 cho đến nay

Công trình tiêu biểu: Thiền Viện Trúc Lâm

Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên ngọn núi Phụng Hoàng cao 1400 mét so với mực nước biển. Đây là một trong 4 thiền viện lớn nhất tĩnh Lâm Đồng, trực thuộc thiền thái Trúc Lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập.

Truyện kể lại rằng thiền sư Thích Thanh Từ trong một giấc mơ, đã ôm cổ Phụng Hoàng bay lên. Từ trên cáo thiền sư đã nhìn thấy một thiền viện xinh đẹp giữa rừng thông xanh mát. Khi tỉnh giấc, ngài đã phát thảo lại một sơ đồ, mà sau đó các kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng,Trần Đức Lộc và Ngô Viết Thụ đã dựa vào để thiết và xây dựng lên ngôi thiền viện vào năm 1993.

Thiền viện được chia ra làm 3 khu vực chính. Khu vực Nội Tăng và Nội Ni Viện sẽ bị hạn chế khách tham quan. Khu vực tham chính là khu ngoại viện bao gồm chánh điện, thư viện, nhà thờ tổ, lầu chuông, tháp trống và vườn hoa rất đẹp.

Tại đây còn có hu vực Nhà Khách Nam và Nhà Khách Nữ dành cho những du khách muốn ở lại lâu ngày để tìm hiểu về phật pháp tại thiền viện.

Công trình tiêu biểu: Quảng Trường Lâm Viên

Nằm ngay bên Hồ Xuân Hương Đà Lạt, đây là một công trình mới, được ví như là trung tâm mới của thành phố ngàn hoa. Với tổng kinh phí xây dựng lên tới 681 tỷ đồng và gần 7 năm trời xây dựng (2009-2015), đây chính là một trong những công trình lớn nhất, đặc sắc nhất đã góp phần thu hút hàng triệu du khách đến với Đà Lạt mỗi năm.

Quảng trường chính thức khai trương vào ngày 10 tháng 10, năm 2015. Bao gồm một khu vực trong với diện tích 33.700 mét vuông. Bên trong là khu vực trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, bãi giữ xe miễn phí, siêu thị…Khu vực bên ngoài có diện tích 72.405 mét vuông. Bao gồm Sân Lễ Hội, Đài Phun Nức Nghệ Thuật, Khu Cây Xanh, Khán Đài 15.000 ngàn ghế ngồi.

Nhưng đặc sắc nhất chính là hai công trình dựa trên 2 loài hoa đặc trưng của Đà Lạt. Trung Tâm nghệ thuật với hình dáng của Bông Hoa Dã Quỳ có sức chứa 1500 ghế ngồi và một quán Bar 2 tầng với hình dáng của bông hoa Atiso nức tiếng đặc sản Đà Lạt

Một số bài viết cẩm nang về du lịch Đà Lạt

Một số điểm tham quan đặc sắc 

Chùa Linh Phước – Ngôi chùa Ve Chai độc đáo

Đồi Mây Đà Lạt – Địa điểm săn mây lý tưởng

Cánh đồng hoa Cẩm Tú Cầu Trại Mát

Đồi Chè Cầu Đất

Các điểm ăn uống 

Review Bánh Mì Xíu Mại Hoàng Diệu Chi Tiết 2024

Toplist 12 quán gà nướng cơm lam ngon Nức lòng

Top 4 quán bánh tráng nướng lừng danh bạn nên thử!

Top #6 quán bánh mì xíu mại ngon, bổ, rẻ làm bạn mê mẩn

Toplist những địa điểm ăn tối ngon tại thành phố hoa 2024

Một số tour du lịch 1 ngày tại thành phố mộng mơ

Tour 1 ngày chinh phục núi Langbiang 

Tour Check in những địa điểm hot nhất Đà Lạt

Tour Check In Địa Điểm “Hot” Đà Lạt 2024

Tour Cồng chiêng Đà Lạt

Tour Đà Lạt 1 ngày lạc lối thành phố hoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898.911.199
Nhắn tin qua Facebook Skype ta_travel@dalat24h.vn