1. Một số thông tin về chùa Linh Phước
Đây là một trong những công trình đền chùa lớn nhất tại thành phố Đà Lạt mang một phong cách kiến trúc có một không hai. Chính vì sự khác lạ này, thay vì cái tên chùa Linh Phước, người dân địa phương còn đặt cho ngôi chùa một cái tên là chùa Ve Chai.
1.1 Đôi nét về lịch sử của chùa Linh Phước
Ngôi chùa được xây vào năm 1949, hoàn thành vào năm 1950 với quy mô và kiến trúc ban đầu không quá khác lạ với những ngôi chùa khác tại Đà Lạt. Trải qua một thời gian dài, khi tới đời trụ trì thứ 5 của chùa là Đại đức Thích Tâm Vị, nhà sư đã cho đại trùng tu lại ngôi chùa vào năm 1990. Ngôi chùa được sửa chửa, mở rộng quy mô với nhiều khu vực đền điện và tượng phật mới.
Cũng chính là từ khoảng thời gian này, nhà chùa đã cho gom góp, thu mua những món đồ phế liệu từ thủy tinh, sành sứ (như chén, bát, chai nước, chậu cây….) . Những người nghệ nhân trong chùa sau đó đã đập, cắt những đồ vật này thành hàng trăm ngàn mảnh vỡ và dùng chúng để tạo ra một lớp họa tiết trang trí vô cùng đặc sắc và đẹp mắt cho ngôi chùa. Quá trình này kéo dài gần 15 năm, cho đến năm 2015 mới hoàn tất.
1.2 Đường đi đến chùa Linh Phước
Ngôi chùa nằm cách trung tâm Đà Lạt 9 cây số. Bạn xuất phát từ hồ Xuân Hương.> Vào đường Hồ Tùng Mậu, hướng ra vòng xoay 3 tháng 4> Khi tới vòng xoay, rẽ vào Trần Hưng Đạo > Chạy hết đường Trần Hưng Đạo để vào đường Hùng Vương > đi hết đường Hùng Vương > khi tới vòng xoay Trại Mát > rẽ phải vào đường Tự Phước > Đi theo đường Tự Phước tầm 300 mét sẽ thấy cổng chùa bên tay phải.
Du khách cũng có thể dùng một phương án là đi bằng tàu lửa. Chuyến tàu đi từ ga Đà Lạt đến ga Trại Mát dài 7 Km, kéo dài trong thời gian 20 phút. Tàu sẽ dừng chân ngay tại ga Trại Mát, từ đây chỉ cần di chuyển khoảng 100 mét nữa là sẽ đến được cổng chùa Linh Phước.
1.3 Thời gian mở cửa tiếp khách và chi phí tham quan
- Chùa mở cửa cả ngày để tiếp đón du khách,
- Chùa có bãi giữ miễn phí cho tất cả các loại xe du lịch dưới 45 chỗ
- Đây là điểm tham quan miễn phí, việc cúng dường hoàn toàn là tùy tâm
2. Những điều thú vị về chùa Linh Phước
2.1 Ngôi chùa với tạo hình độc đáo
Điểm thu hút nhất đối với du khách và phật tử khi đến đây chính là phần họa tiết trang trí có một không hai của ngôi chùa. Trong suốt hàng chục năm, những vị sư thầy và nghệ nhân tại đây đã ra sức sưa tầm, thu mua lại những đồ vật sành sứ thủy tinh như chai bia, chai nước ngọt, chén bát, chậu cây…
Những đồ vật này sẽ được đập vở, cắt ra thành từng mãnh với hình dáng, kích cở và màu sắt khác nhau. Tiếp theo, người nghệ nhân sẽ dùng những mãnh vở này để lắp ghép, sắp xếp tạo ra vô số họa tiết trang trí cho ngôi chùa.
Du khách có thể di chuyển từ chánh điện, qua Long Hoa Viên, tới Tháp bảy tầng,… mỗi công trình ở đây đều được tô điễm bởi vô số các họa tiết trang trí khác nhau, các họa tiết tại đây mang nét nhiều tương đồng nhưng không hề trùng lặp.
Từ những chú rồng uốn lượn trên cột điện, chim khổng tước khổng lồ, con kỳ lân, bông sen, hồ cá với những chú cá chép tung tăng… Trên bề mặt của chùa là vô số các hoa văn, họa tiết vừa đẹp mắt vừa đa dạng với đủ các màu sắc, hình dáng, kích cỡ khác nhau.
2.2 Công trình Long Hoa Viên
Đây là một công trình đặc sắc tại chùa Linh Phước. Diện tích khu vườn không quá lớn, xung quanh được bao phủ bởi những bức tường trang trí rất cầu kì. Ngay chính giữa vườn là một con rồng dài 49 mét với phần vảy rồng làm từ 12 ngàn mảnh vỡ chai bia.
2.3 Linh tháp 7 tầng và Đại Hồng Chung
Đối diện với Long Hoa Viên là Linh tháp 7 tầng cao 36m. Vào năm 2008, tòa tháp này được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là tháp chuông cao nhất tại Việt Nam. Mỗi tầng đều có điện thờ và tượng phật, du khách có thể leo lên để tham quan và lễ phật trên cả 7 tầng của tháp.
Ngay vị trí tầng lầu đầu tiên của linh tháp là chiếc Đại Hồng Chung Cao 4 mét 3, rộng 2 mét 3 và nặng 8 tấn rưỡi. Đây là chiếc chuông đúc một khối lớn thứ 2 tại Việt Nam.
Du khách tới đây có thể viết điều ước lên những mãnh giấy do nhà chùa chuẩn bị sẵn, dán lên chuông rồi gõ chuông 3 lần để cầu phước đức cho bản thân và gia đình mình.
2.4 Công trình 18 Tầng Địa Ngục
Ngay bên dưới linh tháp 7 tầng là tầng hầm với công trình 18 tầng địa ngục dài nhất Việt Nam. Công trình này mô phỏng lại theo câu chuyện thầy Mục Kiền Liên đi tìm mẹ ở dưới địa ngục.
Đi vào từ cổng địa ngục có tượng quỷ Đầu Trâu, Mặt Ngựa đang canh gác. Du khách sẽ được đi qua một đường hầm dài chia ra thành 18 tầng, mỗi tầng sẽ có cảnh quan mô phỏng lại sự trừng phạt cho các tội khi còn sống của con người khi xuống địa ngục. Đây là một công trình được tạo ra với mục đích giáo dục, răn đe con người.
2.5 Tượng Phật Quan Thế Âm làm bằng hoa Bất Tử
Từ Bên tháp 7 tầng nhìn qua là một tượng Phật Bà Quan Âm cao 17 mét, với phần tạo hình bằng hơn 600 000 bông hoa bất tử, gần 3 tấn hoa. Đây là công trình do nhiều phật tử và nghệ nhân cùng chung tay hoàn thiện vào năm 2010.
Công trình được nhà chùa gìn giữ tới nay và cứ 2 năm sẽ thay hoa 1 lần để đem lại cho tượng phật một tà áo mới.
2.6 Tượng phật bằng bê tông trong nhà lớn nhất Việt Nam
Ngay bên cạnh Tượng Phật Quan Thế Âm bằng hoa bất tử là khu nội điện. Trong nội điện là 324 bức tượng phật Quan Âm cao 2,9 mét với cùng 1 kiểu dáng và kích cở. Ngay khu vục trung tâm là một bức tượng Quan Âm sơn thiếp vàng cao 17 mét. Đậy là tượng phật bê tông trong nhà lớn nhất tại Việt Nam
2.7 Một số kỉ lục tại chùa Linh Phước
-
Bộ Phản Bằng gổ sao dài nhất Việt Nam
-
Gốc cây gỗ Trâm chứa bộ kinh pháp lớn nhất Việt Nam
-
Tác phẩm Song Tùng Bách Hạc
-
Tượng Khổng Tước Vương bằng gỗ Sao lớn nhất Việt Nam
-
Tượng gổ Bồ Đề Đạt Ma cao nhất Việt Nam