Kiến trúc Pháp tại thành phố Đà Lạt- một tiểu Paris thu nhỏ tại Đông Dương

Lược sử về thành phố cao nguyên Đà Lạt và những công trình kiến trúc Pháp

Bác sĩ gốc Thụy Sĩ, mang quốc tịch Pháp là ông Alexandre Yersin chính là người đã có công lao lớn nhất trong việc phát hiện ra cao nguyên Lâm Viên, tiền thân của thành phố Đà Lạt vào năm 1863.

Đến năm 1899, khi rất nhiều người Pháp không thể quay về đất nước của họ do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, thì lúc này đã xuất hiện nhu cầu về một khu nghỉ dưỡng dành cho các công dân nước Pháp. Chính lúc này, bác sĩ Yersin đã đề xuất chọn cao nguyên Lâm Viên làm vị trí xây đựng khu nghỉ dưỡng này. Đề xuất này sau đó đã được quan Toàn Quyền Đông Dương thông qua, chính vì vậy chúng ta mới có một thành phố Đà Lạt như ngày hôm nay.

kiến trúc Pháp tại Đà Lạt

Và vì đối tượng phục vụ của khu nghỉ dưỡng này chủ yếu là người Pháp, nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi gần như 100% các công trình xây dựng của họ như biệt thự, nhà thờ, tu viện, ga tàu… đều mang đậm phong cách kiến trúc của nước Pháp.

Đà Lạt vào những năm 90 sẽ làm cho rất nhiều du khách lầm tưởng là mình đang lạc bước tại một thị trấn tại Châu Âu xa xôi và bình lặng. Còn Đà Lạt vào năm 2024 vẫn còn giữ gìn và bảo tồn hàng ngàn công trình cổ kính và xinh đẹp này. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Tam Anh khám phá những công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu nhất tại thành phố ngàn hoa nhé.

Những công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu tại Đà Lạt.

Một điểm thú vị mà rất ít người biết về Đà Lạt, đó là trước đây phần lớn các công trình và con đường của thành phố đều có tên tiếng Pháp. Phải tới năm 1953, thì những cái tên này mới được đổi qua tiếng Việt để hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, bao gồm cả những công trình được đề cập đến bài viết hôm nay.

Kiến trúc Pháp tại Đà Lạt: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

Trước đây được biết với tên gọi Grand Lycée Yersin (nhằm tưởng nhớ công ơn của bác sĩ Yerisn), được hiệp hội Kiến Trúc Sư Thế Giới UIA công nhận là 1 trong 1000 công trình độc đáo của thế kỷ 20. Trường được thành lập vào năm 1927, chuyên dành cho con em người Pháp và một bộ phận nhỏ gia đinh giàu có người Việt.

Kiến trúc nổi bật nhất của trường chính là dãy nhà lớp học hình vòng cung, nối liền với một tòa tháp chuông cao 54 mét. Hình dạng tòa tháp như một cây bút chì, vươn cao giữa những rặng thông xanh mát. Từ rất nhều điểm xung quanh thành phố Đà Lạt, bạn sẽ đều co thể quan sát được tòa tháp chuông này.

Dãy lớp học có chiều dài mặt trước là 77 mét là mặt sau là 90 mét. Công trình gồm 3 tầng lầu với 24 lớp học. Toàn bộ phần tường của công trình được xây bằng gạch trần đỏ được sản xuất và mang về từ Châu Âu. Phần mái được lợp bằng ngói Ardoise màu xanh đen, từ chất liệu thạch bản, được sản xuất tại Pháp.

Ngoài ra, trong khuôn viên rộng 8 ha của ngôi trường còn có đầy đủ các cơ sở vật chất khác như sân trường, ký túc xá, phòng thí nghiệm, hội trường… Các tòa nhà này đều được thiết kế đồng nhất với tường bao màu vàng cam, mái lớp ngói đỏ và những ô cửa sổ gổ màu xanh da trời.

Kiến trúc Pháp tại Đà Lạt: Ga Đà Lạt

Từng một thời huy hoàng với danh hiệu “Nhà Ga đẹp nhất Đông Dương”, Ga Đà Lạt được xây dựng từ năm 1932 đến 1938 với kinh phí lên đến 200.000franc thời bấy giờ. Nhà ga là một sự pha trộn khéo léo giữa kiến trúc miền Nam nước Pháp với những nét văn hóa độc đáo riêng biệt của Việt Nam.

Nhà ga có chiều dài 66,5 mét, bề rộng là 11,4 mét và chiều cao là 11 mét. Hình dáng mặt tiền của nhà ga là 3 đỉnh mái chóp nhọn, với ý đồ mô phỏng lại hình ảnh ngọn núi Langbiang (cao 2167 mét), vốn được mệnh danh là nóc nhà Đà Lạt. Phần mái được thiết kế nhô ra phía trên đỉnh và thụt lại dần vế phía chân tường theo hướng thẳng đứng.

Thời điểm hoạt động mạnh nhất, có 16 đầu máy hoạt động ngày đêm để đưa du khách qua tuyến đường 84 cây từ Phan Rang đến Đà Lạt. Trong đó còn một đoạn đường ray bánh răng cưa dài 11 cây số để đưa tàu vượt qua được đoạn đường đèo dốc Song Pha – Ngoạn Mục.

Thời điểm hiện tại, du khách vẫn có thể sử dụng dịch vụ tàu lửa đi từ Đà Lạt xuống Trại Mát (dài 7 cây số). Bạn có thể dễ dàng mườn tượng bản thân là một du khách đi tàu tại Đà Lạt vào thập niên 90, vì hầu như toàn bộ kiến trúc cổ kính của nhà ga vẫn được bảo tồn rất nguyên vẹn, đem lại một cảm giác rất chi là hoài cổ.

Kiến trúc Pháp tại Đà Lạt: Tổ hợp 3 dinh thự Dinh 1,2 và 3

Dù người Pháp đã rời đi từ năm 1954, nhưng những dấu tích của họ vẫn còn rải rác khắp thành phố ngàn thông. Ẩn mình giữa những rạng thông xanh mát, vẫn còn hơn 1000 căn biệt thự với phong cách Châu Âu, cổ kính và thanh bình.

Trong hàng ngàn công trình kiến trúc này, thì Dinh 1, Dinh 2 và Dinh 3 chính là 3 căn dinh thự nổi tiếng nhất. Dinh 1 và Dinh 3 từng là nơi nghỉ mát và làm việc của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam. Dinh 2 hay còn gọi là Dinh Toàn Quyền thì từng là nơi nghỉ mát của gia đình quan Toàn Quyền Đông Dương người Pháp.

  • Dinh 1 Bảo Đại

Dinh 1 vốn được một vị tỉ phú người Pháp cho xây dựng vào năm 1940 với mục đích nghỉ dưỡng. Vào năm 1949, cha vợ của vua Bảo Đại là quận công Nguyễn Hữu Hào đã mua và tặng lại dinh thự này cho ông. Lúc này vua Bảo Đại đã thoái vị và được người Pháp đưa lên một vị trí là quốc trưởng và dinh thự này được dung như tổng hành dinh của ông.

Dinh 1 một nằm trên một quả đồi thông với diện tích lên đến 60 ha, với dinh thự, vườn hoa, bãi đáp trực thăng, sân golf mini…và nhiều cơ sở hạ tầng khác. Từ kiến trúc của căn dinh thự, cho đến vườn hoa, đài phun nước… đều mang đậm phong cách Châu Âu.

Dinh thự chính bao gồm 2 tầng, với tầng trệt là khu vực chính để làm việc và tiếp khách và tầng lầu là không gian sinh hoạt riêng với các phòng nghỉ cho quốc trưởng và nhân viên quan chức. Ngoài ra, sau khi Ngô Đình Diệm lật đổ quốc trưởng Bảo Đại vào năm 1954, ông ta đã chiếm hữu dinh thự, cho xây thêm 2 căn dinh thự nhỏ với các phòng khách cho tướng lĩnh của mình cùng một đường hầm thoát hiểm ra bãi đáp trực thăng.

  • Dinh 2 Toàn Quyền

Dinh 2 được xây dựng vào năm 1933, với 25 căn phòng cực kỳ sang trọng là nơi nghỉ mát mùa hè của gia đình Quan Toàn Quyền Đông Dương Jean Decoux. Dinh được thiết kế xây dựng bởi 3 kiến trúc sư người Pháp A.T.Kruzé, D.Veyssere và A.Lesonard.

Phần lớn kiến trúc của dinh thự đều là từ đá rửa, một loại đá có khả năng chịu lực cao, bền bỉ. Cũng như Dinh 1, phần lớn kiến trúc biệt thự từ tường, mái ngói, nội thất, vườn cây, đài nước đều mang đậm chất Pháp, ngọt ngào và thanh lịch.

  • Dinh 3 Bảo Đại

Đây là dinh thự mà nhà vua và gia đình hoàng tộc dung làm nơi nghỉ mát vào mùa hè, vào thời gian mà vua Bảo Đại vẫn còn đang tại vị. Dinh thự được xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938 dựa theo ý muốn và phác thảo của nhà vua.

Nếu Dinh 1 và Dinh 2 mang đậm phong cách kiến trúc Pháp cổ điển thì thì Dinh 3 lại có một chút nét cận đại. Tuy vẫn có những đặc trưng trong kiến trúc Pháp nhưng lại kết hợp với một số chi tiết cách tân, đổi mới và tự do hơn.

Dinh 3 có diện tích 1000 mét vuông, có 2 tầng lầu cùng 26 căn phòng. Không gian tầng trệt là nơi nhà vua hội họp, tiếp khách và không gian tầng lầu là nơi sinh hoạt của các thành viên gia đình hoàng tộc.

Kiến trúc Pháp tại Đà Lạt: Nhà Thờ Chánh Tòa Đà Lạt

Tiền thân của nhà thờ là ngôi thánh đường Hic Domus Est Dei, được xây vào năm 1920. Sau này vì để đáp ứng nhu cầu về tâm linh cho giáo dân, thì một nhà thờ lớn hơn là điều rất là cần thiết. Nhà thờ mới được thi công từ năm 1931, cho đến năm 1932 thì mới chính thức khánh thành với tên gọi là “Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari” hay là “Nhà Thờ Con Gà”.

Tên hiệu Nhà Thờ Con Gà là do người dân thành phố hoa tự đặt sau này. Lý do là vì bạn có thể nhìn thấy một chú gà trống bằng kim loại, mạ đồng đen đứng hiên ngang trên đỉnh tháp chuông nhà thờ. Có giả thuyết đề ra cho sự có mặt của chú gà này là vì gà trống chính là linh vật của nước Pháp, đại diện cho sức mạnh cùng lòng can đảm của người đàn ông

Nhà thờ Con gà được thiết kế theo hình mẫu của các nhà thờ Công giáo Roma. Nhìn từ trên cao sẽ thấy được nhà thờ có cấu trúc tựa như một cây thánh giá. Với chiều dài 65 mét, chiều rộng 14 mét cùng một tòa tháp chuông cao 47 mét.

Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên theo hình thức đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển. Khung cảnh bên trong thánh đường mang một màu sắc huyền ảo do 70 tấm kính màu do công xưởng Louis Balmet tại Pháp chế tác và lắp đặt trên phần áp mái của nhà thờ.

Kiến trúc Pháp tại Đà Lạt: Nhà thờ Domaine De Marie

Nhà thờ Domaine de Marie được xây dựng vào năm 1938. Nhìn tổng thể, dù đã trải qua vài lần trùng tu, cải tạo nhà thờ vẫn mang đậm phong kiến trúc của Pháp vào thế kỷ 17

Tổng thể nhà thờ có chiều dài là 33 mét và chiều rộng là 11 mét, Mặt trước của nhà thờ có hình dạng như một tam giác cân, cấu phần mái có nhiều nét gợi nhớ tới mái nhà rông của người đồng bào bản địa. Phía trên gần phần đỉnh mái là một ô của sổ lớn hình tròn, trang trí bằng các tấm kính màu có họa tiết hoa hồng.

Nhà thờ được xây theo kiểu kiến trúc Normandie, miền Bắc nước Pháp. Phía sau nhà thờ là một khu vườn nhỏ, xung quanh là dãy nhà khách và nhà nguyện. Từ những dãy hành lang, ô cửa sổ, bức tường nơi đây đều sẽ làm bạn có cảm giác như đang bước chân vào một nhà thờ nơi nước Pháp xa xôi vậy.

Kiến trúc Pháp tại Đà Lạt: Viện Pasteur Đà Lạt

Viện Pasteur Đà Lạt chính là do bác sĩ Yersin đề xuất thành lập. Ông Yersin là người có công rất lớn trong việc hình thành và phát triển của Đà Lạt, ông cũng là một trong những học trò xuất sắc nhất của Louis Pasteur. Công trình được xây dựng từ năm 1932 tới năm 1935 thì hoàn thành. Mặc dù không quá nổi tiếng như những công trình khác của Pháp tại Đà Lạt nhưng đây vẫn là một điểm đến gắn liền với dòng lịch sử của thành phố.

Kiến trúc của viện Pasteur gồm 2 tầng với kết cấu mặt ngoài đối xứng hoàn hảo với nhiều ô cửa sổ, một chi tiết khá phổ biến trong các công trình của Pháp. Các chi tiết trang trí trên tường, cửa sổ đều khá đơn giản, mang kiểu dáng hình khối mạnh mẻ, nghiêm túc cùng màu sơn vàng ấm áp.

 

Một số tour Đà Lạt đặc sắc để du khách có thể tham khảo

Những địa chỉ ẩm thực du khách không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt

Một số khách sạn giá tốt tại Đà Lạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898.911.199
Nhắn tin qua Facebook Skype ta_travel@dalat24h.vn