Review 7 ngôi nhà thờ Đà Lạt đẹp nhất cùng giờ lễ

Top 7 Nhà thờ Đà Lạt mà du khách tuyệt đối không thể bỏ qua năm 2024

Nhà thờ không chỉ là một biểu tượng tôn giáo, nơi các con chiêng có thể cùng nhau tham gia hành lễ, thỏa mãn các nhu cầu tín ngưỡng. Những công trình tôn giáo này còn là những cột mốc lịch sử, dấu ấn riêng của thành phố hoa Đà Lạt.

Điều này được thể hiện qua các chi tiết như hoa văn trang trí, vật liệu xây dựng hay phong cách kiền trúc từ cổ điển cho đến hiện đại…. Trong bài viết này, hãy cùng Tam Anh khám phá 1 phần quan trọng trong văn hóa, lịch sử của Đà Lạt thông qua 7 ngôi nhà thờ tuyệt đẹp nhé.

Nhà thờ Đà Lạt: Nhà thờ Domaine de Marie

Nhà thờ Domaine de Marie, còn được biết đến với tên gọi Nhà thờ giáo xứ Mai Anh, được xây dựng vào năm 1938 với phong cách kiến trúc của Châu Âu vào thế kỷ 17. Từ 1940 đến 1944, nhà thờ được trùng tu cải tổ theo một phong cách cách tân, mới lạ hơn.

Nhà thờ Đà Lạt

Toàn bộ khuôn viên nhà thờ nằm trên một quả đồi thông rộng 12 ha, phong cảnh xung quanh mang một nét thanh bình hiếm thấy ngay tại trung tâm của 1 thành phố du lịch. Một nét thú vị về nhà thờ mà du khách có thể dễ dàng nhận thấy là tông màu sơn chính của nhà thờ là màu hồng nhạt, đem lại cảm giác khác lạ mà ấm cúng.

Tổng thể nhà thờ có chiều dài là 33 mét và chiều rộng là 11 mét. Tiền đình có hình dạng tam giác cân, phần tỷ lệ tam giác có phần tự do hơn nhà thờ truyền thống và có hình thể khá tương đồng với mái nhà rông của người đồng bào. Chính giữa mặt trước là một ô cửa sổ lớn hình tròn trang trí với họa tiết hoa hồng. Hai bên là hai đường bậc tam cấp hình vòng cung, gộp lại thành một ngay trước cửa chính của chánh điện nhà thờ.      

Phía sau nhà thờ còn có một khu vườn nhỏ xinh, xung quanh là kiến trúc nhà nguyện đậm chất Châu Âu, làm du khách tưởng chừng như đang bước chân vào một đất nước khác.

Nơi đây còn có phần mộ của phu nhân toàn quyền Đông Dương là bà Nee Suzanne humbert. Vì bà là người đã đóng góp rất lớn cho công cuộc xây dựng nhà thờ cho nên người ta đã chôn bà ngay tại khu vườn này sau khi không may qua đời trong một tai xe hơi tại đèo Prenn.

Giờ đi lễ tại nhà thờ Domaine De Marie

  • Từ thứ 2 đến thứ 7: chiều 17h00
  • Ngày Chủ Nhật: sáng 5h45 và chiều 16h30

Địa chỉ nhà thờ Domaine De Marie

  • Số 1 Ngô Quyền, Phường 6, tp. Đà Lạt, Lâm Đồng

Nhà thờ Đà Lạt: Nhà Chánh Tòa Giáo Phận Đà Lạt – Nhà Thờ Con Gà

Nhà Thờ Chánh Tòa có ý nghĩa rất to lớn với lịch sử phát triển của thành phố Đà Lạt. Một nét đặc trưng khi xưa của người Pháp là khi đặt chân đến một vùng đất mới, thì không phải bệnh viện, trường học, hay chợ búa mà họ sẽ ưu tiên xây dựng nhà thờ đầu tiên. Chính vì vậy Nha Thờ Chánh Tòa không chỉ là nhà thờ lâu đời nhất, mà còn là một trong những công trình lớn đầu tiên của Đà Lạt

Tiền thân của nhà thờ là ngôi thánh đường Hic Domus Est Dei, được xây vào năm 1920. Sau này vì để đáp ứng nhu cầu về tâm linh cho giáo dân, thì một nhà thờ mới lớn hơn là điều cần thiết. Trong vòng 11 năm, từ 1931 đến 1932 thì công trình đã chính thức khánh thành vào ngày 25 tháng 1 năm 1942 với tên gọi chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari (hay còn được biết đến với tên Nhà Thờ Chánh Tòa Đà Lạt/ Nhà Thờ Con Gà)

Nhà thờ Con gà được thiết kế theo “kiểu mẫu” của các nhà thờ Công giáo Roma tại Châu Âu. Mặt bằng nhà thờ theo hình cây thánh giá với chiều dài 65m, chiều rộng 14m cùng một tòa tháp chuông cao 47m. Cửa chính của nhà thờ nhìn thẳng về nóc nhà Đà Lạt là núi Langbiang cao 2167 mét.

Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển. Khung cảnh bên trong thánh đường mang một màu sắc huyền ảo do 70 tấm kính màu do công xưởng Louis Balmet tại Pháp chế tác và lắp đặt trên phần áp mái của nhà thờ.

Nếu tinh mắt, du khách có thể nhìn thấy một chú gà trống bằng kim loại đang đứng trên cây thánh giá phía trên đỉnh tháp chuông. Chú gà này cao tầm 0,58 m , được mạ một lớp đồng đen và còn có thể xoay tự do theo chiều gió.

Có giả thuyết lý giải nguyên do người Pháp lại đặt con gà trống trên đỉnh nhà thờ là vì con gà trống là linh vật biểu tượng của nước Pháp, tượng trưng cho sức mạnh là lòng dũng cảm của người đàn ông. Chính vì vậy, ngườ Đà Lạt mới đặt cho nhà thờ một tên gọi không chính thúc là nhà thờ Con Gà

 

Thời gian đi lễ Nhà Thờ Chánh Tòa Đà Lạt:

  • Từ thứ 2 đến thứ 7: Có 2 giờ lễ là sáng 5h15 và chiều 17h15
  • Ngày Chủ Nh ật: Có 5 giờ lễ lần lượt :5h30, 7h:00, 8h30, 16h00 và 18h00

Địa chỉ Nhà Thờ Chánh Tòa Đà Lạt:

  • Số 15 Trần Phú, Phường 4, tp. Đà Lạt, Lâm Đồng         

Nhà thờ Đà Lạt: Nhà Thờ Du Sinh

Vào năm 1954, một số đồng bào di cư từ miền Bắc, sau khi tới Đà Lạt đã xin gia nhập vào giáo xứ Đa Minh. Tuy nhiên, vì trại quá đông nên yêu cầu của họ bị từ chối. Nhờ vào sự giúp đỡ của cha Thiên Phong Bửa Dưỡng, trại định cư Du Sinh đã được thành lập và ngày càng phát triển về số lượng.

Từ năm 1956 đến 1957, nhà thờ Du Sinh đã được khánh thành đúng vào dịp lễ Giáng Sinh. Nhà thờ được xây dựng mang sự kết hợp của nhà thờ truyền thống, kết hợp với những nét Á Đông độc đáo.

Tháp mái uốn cong với những họa tiết, hoa văn thân thuộc với người Việt. Phần cột chống của nha thờ được tạo hình như những cây trúc thẳng tắp, phía trên có khắc những câu văn từ bằng chữ Nôm. Đến năm 1962, một tháp chuông được xây dựng để hoàn thiện kiến trúc nhà thờ.

Địa chỉ nhà thờ Du Sinh:

  • 12B Huyền Trân Công Chúa, Phường 5, tp. Đà Lạt, Lâm Đồng

Thời gian làm lễ tại nhà thờ Du Sinh:

  • Thứ 2 đến thứ 7: 5h00 sáng
  • Ngày Chủ Nhật:  5h30 sáng và 16h00 chiều

Nhà thờ Đà Lạt: Nhà thờ Thánh Tâm

Nhà thờ Thánh Tâm là một phần của Giáo xứ Chánh Tòa Đà Lạt được các cha thuộc Tu hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn trông coi và chăm sóc. Nhà thờ được xây vào năm 1970, sau đó được trùng tu cải tạo lại lần thứ 2 vào năm 2009.

Kiến trúc của nhà thờ mang nhiều nét chủ đạo của phong cách Châu Âu, thể hiện rỏ nhất qua phần mái vòm cổ điển. Mặt tiền của nhà thờ là một tam giác cân, với những ô cửa kính màu vô cùng đẹp mắt.

Toàn bộ bề mặt nhà thờ được được bao phủ bởi một lớp sơn trắng tinh khiết. Không gian bao quanh là những khoảng sân thoáng đảng, cùng những rạng thông lâu năm vi vút.  Tất cả tạo cho người đến thăm một cảm giác yên bình và thanh thản.

Địa chỉ nhà thờ Thánh Tâm

  • Số 38 (40 cũ), Đường Trần Phú, Phường 4, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

Thời gian làm lễ nhà thờ Thánh Tâm

  • Thứ 2 đến thứ 7: 5h00 sáng và 17h00 chiều
  • Ngày Chủ Nhật:  5h30 sáng, 7h00 sáng và 16h30 chiều

Nhà thờ Đà Lạt: Nhà thờ Tin Lành

Nhà thờ được xây dựng vào năm 1926, là một trong những nhà thờ lâu đời nhất nhì tại thành phố Đà Lạt. Dù sau này đã trải qua một đợt trùng tu vào năm 2012, kiến trúc nhà thờ vẫn giữ nguyên những nét cổ kính và trang trọng khi xưa.

Phần mái nhà thờ được thiết kế theo dạng tam giác cân, không quá cao, phía trên là một lớp ngói đỏ, có thể dễ dàng chịu đựng thời tiết mưa gió của Đà Lạt.

Khuôn viên nhà thờ nằm trên một ngọn đồi thấp với không gian thoáng đãng, xung quanh là vườn cây xây khá giản dị. Dù quy mô nhà thờ không quá lớn, nhưng với lịch sử gần hơn 100 năm những nét kiến trúc Pháp cổ điển, nhà thờ sẽ đem đến cho người xem một cảm giác hoài cổ, yên bình và tôn nghiêm.

Địa chỉ nhà thờ Tinh Lành:

  • Số 72 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Thành phố Đà Lạt

Nhà thờ Đà Lạt: Nhà thờ Cam Ly

Nhà thờ Cam Ly được xây từ 1959 và chính thức khánh thành vào năm 1967. Thiết kế của nhà thờ đươc phát thảo dựa theo ý tưởng về hội nhập văn hóa của linh phục người Pháp Boutary. Chính là kết hợp sự sùng bái chúa trời hòa nhập vào sự sùng bái Yàng của người đồng bào bản địa.           

Mái nhà cao 17 mét, được lớp bởi hơn 80 ngàn viên ngói lá, vô cùng kiên cố. Nhìn từ xa có thể dễ dàng nhận ra mái nhà thờ có nhiều nét tương đồng với mái nhà rông của người đồng bào. Tuy nhiên lại được thiết kế cách điệu với 2 lớp mái, ở giữa là những tấm kính màu trang trí, vừa đẹp mắt vừa tạo cảm giác chắc chắn.

Toàn bộ phần mái nhà thờ có trọng lượng lên đến 90 tấn, được chống đở bằng một hệ thống trụ bê tông cao 3 mét.

Bên trong giáo đường rộng tầm 340 mét vuông là không gian được chiếu sáng bởi các ô kính màu xanh, nâu, và vàng. Trên các khung cửa có thể thấy các họa tiết điêu khắc tiêu biểu của văn hóa Tây Nguyên. Độc đáo hơn nữa, phía dưới cây thánh giá còn có 3 chiếc tù và bằng sừng trâu, một vật tế lễ quan trọng của người đồng bào. Trên các bức tường còn có cả những bức tranh mô tả về muôn thú, rừng núi hoang sơ….

Địa chỉ nhà thờ Cam Ly:

  • Số 11 Nguyễn Khuyến, Phường 5, tp. Đà Lạt, Lâm Đồng

Nhà thờ Đà Lạt: Nhà thờ Thánh Mẫu

Vào năm 1955, một nhóm khoảng 400 giáo dân người đồng bào đã di cư đến sinh sống tại Đà Lạt. Với sự hướng dẫn của cha Phêrô Mạnh Trọng Bích, họ đã mua lại một mảnh đất, dần dần lập nghiệp sinh sống và cuối cùng đã xây dựng được một thờ nơi đây.

Nhà thờ nằm trên một đồi cao, sở hữu một mặt bằng ấn tượng lên đến 1200 mét vuông. Nhờ vị trí trên một đồi thông, cách xa trung tâm thành thị nhộn nhịp mà không gian ở đây thường ngày đều rất thanh bình, mát mẻ.

Công trình mang nhiều nét đặc trưng của kiến trúc nhà thờ Châu Âu, có thể được chiêm ngưỡng trọn vẹn từ xa. Với tòa tháp chuông cao chót vót, cùng tông màu sơn hồng cam nhẹ nhàng ấm áp, thật khó mà không bị thu hút ánh nhìn về nhà thờ xinh đẹp này.

Địa chỉ nhà thờ Thánh Mẫu:

  • Số 117 Đường Thánh Mẫu, Phường 7, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

Thời gian làm lễ nhà thờ Thánh Mẫu:

  • Thứ 2 đến thứ 7: 5h00 sáng và 19h00 tối
  • Ngày Chủ Nhật:  5h30 sáng và 8h00 sáng 

Những kinh nghiệm chung khi bạn tham quan một ngôi nhà thờ Đà Lạt (Hay bất cứ nơi đâu)

Mặc dù phần lớn nhà thờ đều không cấm chụp ảnh, du khách vẫn nên hạn chế chụp hình trong các khu vực như chánh điện, nhà nguyện…Thay vì những điểm cúng bái, bạn có thể chụp ảnh tại cổng, khu vườn, ngoại cảnh bên ngoài nhà thờ nhé

Phần lớn các khuôn viên nhà thờ đều được xây cách biệt với phố xá xầm uất, tránh xa sự ồn ào náo nhiệt. Chính vì vậy khi đến đây, du khách không cần vội vã, mà hãy chậm rãi thưởng thức cảnh vật xinh đẹp, hít thở bầu không khí trong lành yên bình nơi đây.

Bạn cũng nên lưu ý phong cách ăn mặc, đảm bảo sự trang nghiêm khi bước vào chốn linh thiêng. Quy tắc chung rất dễ tham khảo chính là quần áo phải kín đáo, không hở vai hay trên đầu gối.

Bạn nên lưu ý khung giờ nhà thờ cho phép tham quan, nếu không tham gia làm lễ nên ý thức tránh ảnh hưởng các hoạt động của nhà thờ.

Một số tour Đà Lạt đặc sắc để du khách có thể tham khảo

Những địa chỉ ẩm thực du khách không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt

Một số khách sạn giá tốt tại Đà Lạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898.911.199
Nhắn tin qua Facebook Skype ta_travel@dalat24h.vn