Review từ A đến Z thác Pongour, một thời mệnh danh “Nam Thiên đệ nhất thác”

Tổng quan về thác Pongour

Đường đến thác Pongour

Thác Pongour thuộc địa phận thị trấn Đức Trọng, cách thành phố Đà Lạt 50 cây số về hướng nam.

Du khách xuất phát từ nhà thờ Chánh tòa Giáo phận Đà Lạt ==> Đi về hướng Ngã 4 Kim Cúc ==> Vào đường 3 Tháng 4 ==> Xuống đèo Prenn ==> Vào đường cao tốc Liên Khương ==> Chạy theo tuyến Quốc lộ 20 tầm 13 Km ==> Khi vừa qua trạm xăng dầu Hoàng Thiên 100 mét ==> Rẽ phải vào đường không tên ==> Chạy thẳng cho đến hết đường (6,3 Km) là sẽ tới cổng khu du lịch thác Pongour.

Đường đến thác Pongour

Giá vé và giờ tham quan thác Pongour

Giá vé người lớn: 50.000 VND

Giá vé trẻ em: 10.000 VND

Giờ tham quan:7h00 – 17h30

Truyền thuyết thác Pongour

Ngày xưa đẹp lắm nàng K’Nai

Cũng là Trưng Triệu bậc anh tài

Diệt lũ tham tàn, cứu dân khổ

Vì đời lại dựng cỏi thiên thai

Đây là một bài thơ được vốn được viết bằng ngôn ngữ của người đồng bào K’Ho sau đó được tạm dịch sang tiếng Việt. Bài thơ dùng để ca ngợi một nữ tù trưởng người K’Ho trong truyền thuyết, tên gọi là K’Nai.

Truyện xưa kể lại, nàng K’Nai là người có tài chinh phục dã thú, sai khiến các loài động vật phục vụ cho cuộc sống con người. Trong số các con thú của K’Nai, mạnh mẽ nhất là bốn con tê giác to lớn luôn nghe lệnh nàng dời núi, ngăn suối, khai phá nương rẫy, thậm chí còn chiến đấu chống lại kẻ thù của buôn làng.

Nhưng tới một ngày vào rằm tháng giêng, giữa mùa xuân lạnh lẽ, nàng tù trưởng tài ba đã trút hơi thở cuối cùng. Vì quá đau buồn trước cái chết của chủ nhân, bốn con tê giác không màn ăn uống để rồi cuối cùng gục chết bên xác của nàng K’Nai. Sáng sớm bình minh khi mọi người tỉnh dậy, họ đều ngạc nhiên vì một cảnh tượng xinh đẹp tới lạ lùng. Hóa ra làn tóc của nàng K’Nai đã hóa thành thác nước trong xanh tung bọt trắng xóa. Còn bốn con tê giác trung thành thì đã hóa thành những phiến đá nằm dài dưới nơi thác nước đổ xuống.

Tên gọi của thác Pongour

Tên gọi của thác nước bắt nguồn từ ngôn ngữ của người K’Ho, sau đó mới được người Pháp phiên âm thành Pongour như bây giờ. Cái tên này mang ý nghĩa “Ông chủ vùng đất sét trắng”. Theo nhiều tài liệu của người Pháp, đây là vùng đất rất giàu cao lanh, một loại đất sét trắng có khả năng chịu nhiệt tốt.

cao-lanh-la-gi

Khách du lịch còn đặt cho thác nước cái tên là thác 7 tầng vì thác nước đổ xuống qua một hệ thống gồm 7 tầng đá.

Khi xưa vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam cũng từng hay đến đây vui chơi, săn bắn. Vì yêu thích vẻ đẹp hùng vĩ của Pongour, nhà vua đã đặt cho ngọn thác danh hiệu “Nam Thiên đệ nhất thác”, tức là thác nước đẹp nhất trời Nam.

Điều gì khiến cho du khách lặn lội đường xa đến thác Pongour

Một kiệt tác xinh đẹp của mẹ thiên nhiên

Thác nước có chiều cao ấn tượng hơn 40 mét, bề rộng trải dài hơn 100 mét. Thác nước cuồn cuộn đổ về từ sông Đa Nhim, tràn qua 7 tầng đá tạo ra một quan cảnh cực kỳ tráng lệ. Khuông viên xung quanh của thác Pongour là những tầng đá cao chót vót, hệ thực vật phong phú. Ấn tượng nhất là vô số cây cổ thụ khổng lồ hiếm thấy với độ tuổi hàng trăm năm.

Đơn vị quản lí tại đây đã khai thác được tiềm năng du lịch của thác Pongour nhưng vẫn đảm bảo gìn giữ toàn bộ nhũng giá trị về môi trường thiên nhiên. Dù có sự hiện diện của con người, quan cảnh tại thác vẫn mang một nét đẹp hết sức hoang sơ và bí hiểm.

Tùy vào thời điểm trong năm, du khách có thể thấy được các diện mạo khác nhau của thác Pongour. Khoản thời gian từ tháng 7 tới tháng 11 là thời điểm thích hợp nhất để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Pongour. Lượng mưa dồi dào làm cho dòng nước đổ xuống thác lúc nào cũng dữ dội, mạnh mẻ, đem lại một ấn tượng khó quên cho du khách tham quan.

Nếu đến với thác Pongour vào mùa khô, dòng nước lúc này sẽ hiền hòa, êm ả hơn. Du khách lúc này có thể chiêm ngưỡng thác nước từ cự ly gần mà không cần lo lắng về an toàn. Khu vực dưới hạ nguồn của thác nước gọi là “Bãi tiên sau”, vào mùa khô khi mực nước an toàn, du khách có thể cùng xuống tắm rửa, vui đùa trong dòng nước trong vắt tại đây.

Lễ hội Rằm tháng Giêng tại thác Pongour

Thác Pongour là một trong những thác nước hiếm hoi có tổ chức lễ hội hàng năm. Người đồng bào K’Ho tổ chức lễ hội tại thác nước xinh đẹp này để tưởng nhớ công ơn của nàng tù trưởng K’Nai.

Đến với lễ hội truyền thống của người K’Ho du khách sẽ được chứng kiến những điệu múa truyền thống, tham gia vào các trò chơi mang đậm bản sắc của người địa phương. Đây cũng là một ngày “Lễ cầu duyên”, nơi các cặp trai gái có thể gặp gở, trò chuyện, tìm kiếm một nửa còn lại trong cuộc đời mình.

Một số thác nước tại Đà Lạt

Một số điểm tham quan cùng tuyến đường thác Pongour

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898.911.199
Nhắn tin qua Facebook Skype ta_travel@dalat24h.vn