Buôn Đôn – Biểu tượng một thời của truyền thống Săn Voi & Thuần Hóa Voi

Sự đáng yêu của chú voi trong bài hát “Chú Voi Con Ở Bản Đôn” của nhạc sĩ Phạm Tuyên là hình ảnh mà hầu như bất kỳ ai trong chúng ta cũng biết đến. Chính vì vậy, hãy cùng Tam Anh Đà Lạt khám phá về Bản Đôn xinh đẹp cùng truyền thống săn voi cùng thuần hóa voi lẫy lừng gần 200 năm tại nơi đây.

Lịch sử hình thành của Buôn Đôn

Từ thời rất xa xưa rồi, cũng không biết là từ khi nào, đã có một ngôi làng trù phú, xinh đẹp được dựng lên trên một tiểu ốc đảo, giữa dòng con sông Sêrêpôk hiền hòa.

Người ta kể lại rằng, những tiểu thương người Lào khi đến đây buôn bán, vì bị thu hút bởi vẻ đẹp của vùng non nước nơi đây, nên đã ở lại với cộng đồng người Ede bản địa, cùng nhau xây dựng nên “Bản Đôn”.

Một ngôi làng nhỏ bé, nhưng đã từng được biết đến như một điểm giao thương cực kỳ quan trọng của 3 nước Đông Dương thời bấy giờ.

Buôn đôn với truyền thống Săn Voi

Theo ngôn ngữ của người Lào, từ “Bản Đôn” có thể được hiểu theo đúng nghĩa đen là “Làng Đảo”. Tới năm 1995, thì tên gọi của ngôi làng được chính thức đổi tên thành “Buôn Đôn” trên các văn bản pháp lý và bản đồ địa lý Việt Nam cho đến bây giờ.

Buôn Đôn – Vùng Đất nổi tiếng với truyền thống Săn voi- Thuần hóa voi

Nghề săn voi và thuần hóa voi đã luôn là một biểu tượng văn hóa trong dòng lịch sử của Bản Đôn nói riêng và tỉnh Đắk-Lắk nói chung. Vào những năm cuối thế kỷ 19, vùng đất này chính là chợ voi lớn nhất của khu vực Đông Nam Á.

Từ thế kỷ 18, nghề săn Voi và Quản Tượng đã phát triển rất mạnh nhờ vào nhu cầu cung cấp voi chiến, cho các cuộc chiến của Tây Sơn – Nguyễn Huệ. Còn tại Buôn Đôn, truyền thông săn voi được khởi đầu từ dòng họ K’Nul của người M’nông.

Vua voi hay Vua Săn Voi đầu tiên là người của họ K’Nul, với tên gọi đầy đủ là N’Thu K’Nul (1828 – 1938). Người dân Buôn Đôn còn hay gọi ông với cái tên gọi rất thân thương là Y Thu. Trong suốt những năm tháng vượt rừng không nghỉ, Vua Săn Voi Y Thu đã bắt và thuần dưỡng hơn 400 con voi, mở đầu cho ngành nghề truyền thống lâu đời này.

Ông cũng chính là người đại diện dòng tộc K’Nul tổ chức chợ bán voi với các lái buôn Đông Nam Á như Lào, Thái Land, Campucia…. vv

Phương thức săn voi và thuần dưỡng voi của người dân Bản Đôn

Người Thợ Săn Voi

Thợ săn voi không chỉ là phải người khỏe mạnh, thoái vát mà còn phải có tính cách can đảm, và sự nhẫn nại vô cùng.

Trước khi cuộc săn diễn ra, ngời thợ săn phải tuân theo những kiêng cử rất nghiêm ngặt. Chẳng hạn như hai tuần trước cuộc săn, không được sát sinh động vật, không thể gần gủi với vợ, và phải tắm rữa sạch sẽ thường xuyên. Người thợ săn cũng không được uống rượu, ăn thịt cá trê, thịt rùa và tuyệt đồi không gây gổ, xích mích với bất kỳ ai.

Người vợ và con gái của thợ săn voi cũng phải lưu ý không được dung nước gạo để rữa mặt. Nghiêm trọng nhất là người vợ phạm tội ngoại tình khi chồng đi săn sẽ phải chiệu hình phạt nặng nhất của làng.

Dụng cụ săn voi và thuần hóa voi

Để việc săn và thuần hóa voi diễn ra thuận lợi, người thợ săn sẽ thường tự làm một dụng cụ cho riêng mình (Thường bao gồm 17-22 loại dụng cụ khác nhau)

Một số dụng cụ quan trọng nhất có thể kể đến như:

 

  • Dây thừng bằng da trâu để làm thòng lọng bắt trâu
  • Chiếc cùm gai dung để buộc vào cổ voi, nhằm làm cho voi bớt hung dữ
  • Gậy điều khiển voi
  • Tù bằng sừng trâu dung để liên hệ giữa đôi săn

Quá trình săn voi

Mỗi đội săn voi thường sẽ có một thủ lỉnh, gọi là Gru. Gru chính là thợ săn già nhất, kinh nghiệm nhất. Có thể dựa vào dấu vết của đàn voi để truy tìm, xác nhận số lượng voi, hay độ tuổi voi con.

Trong đó, việc xác nhận độ tuổi voi con rất là quan trọng, vì dưới 2 tuổi voi con chưa cai sửa mẹ, rất dễ bệnh chết, nhưng qua 4 năm tuổi, con voi lại quá khỏe, khó bắt về, và dù bắt được thì cung rất khó thuần hóa

Một đội săn voi thông thường sẽ bao gồm tầm 15 thớt voi đực nhà khỏe mạnh. Mổi thớt sẽ có khoảng 2 thợ săn, và 15 thớt voi sẽ được chia ra làm 3 đội.  Mỗi đôi sẽ có một nhiệm vụ riêng, một đội tấn công, một đội kiềm chế, và một đội đuổi bắt.

Khi phát hiện ra đàn voi hoang dã, đội thợ săn sẽ chia đội hình bao vây bằng cách liên lạc qua tiếng tù và. Lúc này đội tấn công sẽ có nhiệm vụ xua đuổi những con voi đực trong đàn, nhằm cô lập voi mẹ và voi con.

Tiếp theo, đội Kiềm Chế sẽ có nhiệm vụ tách voi con ra khỏi voi mẹ. Lúc này 5 con voi của đội tấn công sẽ bao vây, gây áp lực khiến voi con dần dần cạn sức. Người thợ chính (Còn gọi là Gru) lúc này sẽ quăng thòng lọng vào chân trái voi con, còn người thợ phụ sẽ buộc ngay sợi thừng vào một gốc cây lớn.

Con voi con càng giãy giụa, thì sẽ càng nhanh mất sức. Đến khi voi con ngừng chống cự, voi nhà trưởng thành sẽ áp giải voi con về làng.

Quá trình thuần hóa voi Ban Đôn

Công việc thuần hóa voi sẽ do những thợ săn dày sặn nhất đảm nhiệm. Quá trình này nhanh nhất cũng mất tầm 5 tháng, còn nếu gặp phải con voi khó tính, sẽ mất đến vài năm.

Bắt đầu quá trình thuần hóa, người ta không huấn luyện voi con mà lại buột con voi ở đầu làng. Trong khoản thời gian 3 ngày 3 đêm, họ sẽ không cho con voi ăn, uống một chút gì cả. Nếu con voi kiên quyết chống cự, người huấn luyện sẽ trồng một cồng gắn gai nhọn lên cổ voi, hay dung sào nhọn gây đau đớn dể khuất phục voi.

Đến khi con voi đã quy phục, không còn chống cự nữa, thì họ mới cho voi ăn mía, cây rừng, đắp thuốc rồi đưa qua cổng làng làng. Khi đã đảm bảo voi con đã hoàn toàn thuần phục, toàn bộ dân làng sẽ làm lễ lớn để chính thức đón voi vào làng.

Kết thúc nghi lễ này, chú voi sẽ được coi như một thành viên của ngôi làng, khi lớn lên người làng sẽ lam lễ hội cưới cho voi kết đi. Khi voi chết đi, thì cũng sẽ được mai tang, chôn cất như ngời dân của buôn làng.

Các đời Vua Săn Voi của Buôn Đôn

Về thành tích chính xác của 3 Vị Vua Săn Voi, ngoại trừ 298 con voi do ông Amakong, vị vua săn voi thứ 3 thuần hóa được. Số lượng những con voi do 2 vị vua săn voi khác bắt, thuần hóa được thường không thống nhất và có nhiều tranh cãi.

Theo lời kể lại của người xưa, Vị vua Săn Voi đầu tiên là ông Y Thu đã bắt và thuần hóa gần 400 con voi. Ông còn được vua Thái Lan ban cho danh hiệu “Khunjunop”, có nghĩa là người dũng cảm, bao dung, và nhiều uy tín.

Sau khi ông Y Thu qua đời, thì người cháu cùng họ của ông là ông Ma Krong (R’Leo K’Nul) đã tiếp tục truyền thống săn voi. Vị Vua Săn Voi đời thứ 2 này cũng đã săn bắt và thuần hóa được gần 200 con voi.

Vị vua săn voi thứ 3 cũng là vị vua săn voi cuối cùng của Buôn Đôn, chính là ông Amakong. Có thể bởi vì ông Amakong là vị Vua Săn Voi cuối cùng của Buôn Đôn, cũng là người chế ra bài thuốc Amakong danh tiếng được nhiều người biết đến. Nên dù số lượng voi do ông bắt, thuần hóa không nhiều bằng ông Y Thu, ông vẫn là vua săn voi được nhiều người biết tới nhất.

Sau khi ông Amakong qua đời vào năm 2012, thì cũng không còn ai tiếp tục tiếp nối truyền thống săn voi cũng như danh hiệu cao quý của ông. Đánh dấu cho sự kết thúc cho 3 đời Vua Săn Voi Buôn Đôn

Ngôi nhà gổ quý hơn trăm năm của 3 đời vua săn voi tại Buôn Đôn

Không ai biết được là ngôi nhà này được xây dựng từ khi nào, chỉ biết rằng chủ nhân đầu tiên của nó chính là ông Y Thu. Nhờ vào chi tiết này, người ta ước tính ngôi nhà ít nhất cũng đã hơn 130 năm tuổi.

Ông Y Thu đã mua lại ngôi nhà này với giá 12 con voi đực lớn, còn làm lễ cúng hết 22 con trâu, chục con heo và trăm ché rượu cần, còn mời đủ họ tộc và bà con trong làng đến ăn mừng.

Ngôi nhà làm bằng gổ Cà Chít, là một loại gổ quý có đặc tính chống nhiệt, chống mối mọt, thoát nước rất tốt. Chính vì vậy dù trời có nóng cở nào thì khi bước vào nhà ta cũng sẽ cảm thấy mát mẻ, và kết cấu ngôi nhà vẫn trường tồn, bền vững dù đã hơn trăm năm.

Ngôi nhà có 3 gian nhà, được xây đựng theo kiến trúc nhà truyền thống của người Eđê, nhưng cũng có một chút phá cách. Thay vì chỉ một mái nhà chung, thì 3 gian nhà lại có mái riêng.

Sau khi ông Ma Krong, vua săn voi đời 2 qua đời, vì không có người trong họ nối dỏi nên ngôi nhà đã được trao cho vua săn voi đời thứ 3 là ông Amakong.

Đến khi ông Amakong cũng qua đời, ngôi nhà vẫn được giữ nguyên dạng và được sử dụng như một điểm du lịch văn hóa, trực thuộc Trung tâm Du lịch sinh thái văn hóa Bản Đôn. Khi bước chân vào đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những dụng cụ săn, thuần hóa voi của các đời vua săn voi như dây thừng da trâu, cồng gai, giáo nhọn…

Đặc biệt nhất, nơi đây còn lưa giũ lại một thanh bảo kiếm, là quà tặng của vua Bảo Dại dành cho ông Ma Krong, người đã từng tham gia vào rất nhiều cuộc đi săn của nhà vua tại khu vực Tây Nguyên.

Hiện tại và tương lai của truyền thống săn voi – thuần hóa voi

Thời điểm hiện tại số lượng voi thuần hóa tại khu vực Dak Lak còn không quá 40 con, báo hiệu sự kết thúc của ngành nghề truyền thống này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, có thể kể đến như sau.

  • Số lượng cá thể voi hoang dã giảm sút do nạn săn bắn trộm (chỉ còn 100 -140 cá thể)
  • Voi là động vật nằm trong sổ đỏ động vật của Việt Nam
  • Các hình thức kinh doanh hiện tại bằng voi của người dân, chủ yếu là cho du khách cưỡi voi .Bị đánh giá là thiếu thân thiện, voi thường phải làm việc quá sức, tổn hại đến sức khỏe và mất đi cả khả năng sinh sản tự nhiên.

 

 

Số lượng voi thuần hóa dự đoán trong tương lai sẽ tiếp tục giảm. Số lượng voi còn lại thuộc sở hữu của các hộ gia đình sẽ được chuyển qua hình thức du lịch thân thiện hơn như tắm rủa cho voi, cho voi ăn hay là sản xuất cà phê voi.

Lời Kết

Có thể chỉ tầm vài năm nữa thôi, hình ảnh “Chú Voi con ở Bản Đôn” trong bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên sẽ không còn nữa. Đương nhiên, sẽ có một chút nhớ nhung, một chút tiếc nuối vì đây chính là biểu tượng một thời của nền văn hóa Tây Nguyên.

Nhưng không có gì phải buồn cả, với sự nổ lực của người dân Tây Nguyên và chính quyền địa phương, hi vọng một ngày chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng loại động vật xinh đẹp này tự do giữa núi rừng hoang dã.

Còn những giai thoại hào hùng về các vị vua săn voi của Buôn Đôn vẫn sẽ được truyền lại từ đời này qua đời khác, không bao giờ bị lãng quên. 

Một số bài viết cẩm nang về du lịch Đà Lạt

Ăn gì và ăn ở đâu khi đến thành phố ngàn hoa

Đi chơi tại đâu tại thành phố mộng mơ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898.911.199
Nhắn tin qua Facebook Skype ta_travel@dalat24h.vn