Top 9 ngôi chùa Đà Lạt – Lâm Đồng đẹp nhất không thể bỏ qua        

Top 9 ngôi chùa Đà Lạt tuyệt đẹp không thể bỏ qua       

Những địa điểm du lịch tâm linh như chùa và nhà thờ tại thành phố Đà Lạt không chỉ là nơi vô số phật tử hướng về để tìm kiếm sự thanh thản, mưu cầu bình an. Đây là nơi mà du khách  có thể khám quá rất nhiều những giá trị về văn hóa, tôn giáo, con người Đà Lạt qua phong cách kiến trúc và lịch sử của các  công trình linh thiêng này.

Những ngôi chùa Đà Lạt

Chùa Đà Lạt: Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt hay còn được biết với tên gọi Thiền Viện Trúc Lâm Phụng Hoàng, để có thể phân biệt với những thiền viện khác cũng thuộc thiền phái Trúc Lâm, do  vua Trần Nhân Tông sáng lập ra.

  Chùa Đà Lạt

Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên đỉnh ngọn núi Phụng Hoàng, cao 1400 mét so với mực nước biển. Toàn bộ khuôn viên thiền viện được bao phủ bởi những, cánh rừng thông, đồi thông xanh trùng trùng điệp điệp. Nhìn từ phía xa, toàn bộ thiền viện như một bức tranh sơn thủy, nhẹ nhàng và tỉnh lặng.

Dựa theo một bản phác thảo của thiền sư Thích Thanh Từ, thiền viện được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng, Trần Đức Lộc, còn có sự tham gia góp ý của kiến trúc sư thiết kế Dinh Độc Lập là ông Ngô Viết Trụ. Khuôn viên thiền viện được chia ra làm 4 khu vực bao gồm: Ngoại viện, Nội Viện, khu Tịnh Thất Hòa Thượng và Hòa Thượng Viện Trưởng. Trong đó, du khách chỉ có thể giới hạn tham quan tại khu vực Ngoại Viện mà thôi.

Công trình trung tâm của ngoại viện là Chánh Điện rộng 192 mét vuông, chính giữa là tượng phật Niêm Hoa Vi Tiếu, hai bên là tượng phật Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền. Phía sau thiền viện còn có các khu vực như Nhà Thờ Tổ, Thư Viện, Nhà Khách Vãn Lai. Phía trước sân Chánh Điện là một vườn hoa nhỏ, nhưng có đủ các loại hoa quý, cây cảnh do các vị sư thầy chăm bón.

Đi qua cổng Tam Quan, du khách có đi theo một đường bậc tam cấp để thăm hồ Tĩnh Tâm, nơi nhà chùa cho phóng sanh hàng trăm con cá, rùa nhỏ. Tiếp túc đi hết 140 bậc thang thì bạn sẽ đến bến thuyền hồ Tuyền Lâm, một thắng cảnh nổi tiếng khác tại Đà Lạt.

Chùa Đà Lạt: Thiền viện Vạn Hạnh

Ban đầu nơi đây chỉ có một phật đường nhỏ do người dân địa phương đóng góp xây dựng vào năm 1952, tên là Niệm Phật Đường. Trải qua rất nhiều đợt trùng tu, thay đổi tên hiệu thì đến 1994 thì nơi đây mới chính thức được đặt tên là thiền viện Vạn Hạnh

Khuôn viên của thiền viện bao gồm Chánh Điện, điện Niết Bàn, khu vực nội viện và đặc biệt nhất là bảo tang Văn Hóa Phật Giáo và Dân Tộc Việt Nam. Khu bảo tàng rộng hơn 200 mét vuông này là nơi trưng bày và bảo tồn hàng trăm các hiện vật lịch sử quý giá, tôn lên những giá trị về văn hóa, con người Việt Nam.

Một công trình khác vô cùng nổi tiếng tại đây chính là đại tượng “Niêm Hoa Vi Tiếu – Thích Ca Phật Đài được xây dựng vào năm 2002 với kinh phí 1 tỷ 300 triệu đồng. Tượng phật cao đến 24 mét, mô phỏng lại hình ảnh trong điển cố của thiền tông khi đức phật Thích Ca đang giảng pháp trên đài sen, tay cầm một nhánh hoa và nở một nụ cười nhẹ nhàng với chúng sanh.

Chùa Đà Lạt: Chùa Linh Quy Pháp Ẩn – Linh Ẩn Tự

Chùa Linh Ẩn được sư thầy Thích Tâm Vị cho xây dựng vào năm 1993 tại thị trấn Nam Ban. Sau này ngôi chùa càng được trùng tu, mở rộng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cư dân Nam Ban. Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại tỉnh Lâm Đồng với gian chính điện rộng đến 1400 mét vuông. Kiến trúc ngôi chùa mang đậm phong cách Á đông, mái lợp ngói đỏ, hai bên bậc tam cấp đi lên là một cặp rồng đúc bằng đá rất oai nghiêm.

Ngay giữa chánh điện là nơi thờ 3 vị phật tổ Thích Ca, Di Đà và Dược Sư. Lần lượt hai bên trái phải còn có tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhản và Phật Chuẩn Đề. Cả 5 bức tượng đểu được trạm chổ và tô màu cực kỳ chi tiết và sinh động.

Phía sau chánh điện, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng phật Di Lạc sơn trắng cao 12,5 mét và rộng 9 mét. Hình ảnh vị phật luôn cười vui vẻ, niềm nở sẽ đem đến cho du khách một cảm giác ẩm áp, luôn được đón chào.

 

Công trình tượng phật nổi tiếng nhất tại Linh Ẩn Tự chính là đại tượng Quan Thế Âm Lộ Thiên cao 71 mét. Dù có một kích thước rất khổng lồ nhưng từng chi tiết cho dù nhỏ nhất của bức tượng cũng đều được tạo tác rất tỉ mỉ, công phu vô cùng ấn tượng. Đây chính là tượng phật lớn nhất Việt Nam vào thời điểm hiện tại và bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua kỳ quan về kiến trúc này.

Chùa Đà Lạt: Chùa Thiên Vương Cổ Sát – Chùa Tàu

Ngôi chùa lâu năm này có tới 3 tên gọi, tên chính thức được đặt là “Thiên Vương Cổ Sát”. Tên gọi Chùa Phật Trầm là vì nơi đây có thờ 3 bức tượng phật quý bằng gổ trầm nguyên khối. Còn cái tên phổ biến nhất “Chùa Tàu” là do xưa kia nơi đây là nơi sinh sống của cộng đồng ngươi Hoa, những người đã đóng góp rất lớn cho công cuộc xây dựng ngôi chùa.

Từ cổng chùa đi lên là một đường dốc khá cao, xe cộ khó có thể lưu hành được. Du khác sẽ phải đi lên bậc tam cấp để bang qua cổng Tam Quan để vào Từ Bi Bảo Điện. Đây là nơi thờ một tượng phật Di Lạc cao 3 mét, được sơn thiếp vàng, bốn phía canh gác là 4 vị Tứ Đại Thiên Vương.

Đi qua hết Từ Bi Bảo Điện, băng qua một khoản sân nhỏ thì du khách sẽ thấy được công trình chính của Chùa Tàu. Đây chính là Quang Minh Bảo Điện, nơi thờ 3 bức tượng phật Tây Phương Tam Thánh gồm phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tác và Đại Thế Chí Bồ Tác. Đây là 3 pho tượng quý làm từ gổ Trầm, mỗi bức đều cao 4 mét , nặng gần 1500 ký và do hòa thượng Thọ Dã thỉnh từ Hồng Kông về vào năm 1958.

Tại ngọn đồi thông phía sau Quang Minh Bảo Điện còn có một đại tượng phật Thích Ca cao tầm 10 mét, với hình ảnh tạo thiền trên đài sen. Phía dưới tượng phật là một không gian nghỉ ngơi, xung quanh tường bao là các bức họa bích mô tả cuộc đời đức phật.

Chùa Đà Lạt: Chùa Linh Phước – chùa Ve Chai

Chùa Linh Phước được xây dựng vào năm 1950 và tính tới bây giờ đã trải qua năm đời trụ trị. Vị trụ trì thứ năm là đại đức Thích Tâm Vị đã cho tiến hành một cuộc đại trùng tu, sửa chửa, mở rộng khuôn viên chùa cũng như cho xây thêm các công trình đền tháp cho chùa.

Điều thú vị nhất chính là trong khoảng thời gian 15 năm (1990-2005), nhà sư đã cho sử dụng nhũng nguyên liệu sành sứ, thủy tinh từ những đồ vật tái chế như bát, đĩa, chậu cây, chai lọ để làm vật liệu trang trí chính cho ngôi chùa. Những người thợ thủ công đã dung nhũng mảnh vở từ các vật liệu độc đáo này để trang trí cho từng bức tường, trần nhà, cột điện cho cả ngôi chùa. Chính vì vậy mà người dân và khách tham quan bắt đầu gọi ngôi chùa bằng một tên gọi khác là chùa Ve Chai.

Ngôi chùa còn là nơi nắm giữ rất nhiều kỷ lục độc đáo được ghi nhận trong sách kỷ lục của Việt Nam, có thể kể đến:

Bộ phản bằng gổ sao dài nhất Việt Nam

Tác phẩm Song Tùng Bách Hạc

Tác phẩm Khổng Tước Minh Vương

18 tầng địa ngục dài nhất Việt Nam

Bộ Kinh Pháp Cú khắc trên gốc cây gổ Trầm

Quả chuông Đại Hồng Chung nặng 8,5 tấn

Chùa Đà Lạt: Chùa Linh Sơn

Chùa Linh Sơn nằm ngay khu vực trung tâm thành phố, cách chợ Đà Lạt chưa tới 700 mét. Địa thế của ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi thông thoai thoải, với khuôn viên khoảng chừng 4 ha. Ngôi chùa được xây từ năm 1938 đến năm 1940 thì chính thức khánh thành. Hiện nay, ngôi chùa là nơi đặt văn phòng của Tỉnh hội Phật Giáo Lâm Đồng

Du khách nếu đi bộ thì có thể đi trực tiến qua cổng lớn để vào thẳng chánh điện của chùa, chỉ cần đi lên một bậc tam cấp tầm 30 mét. Với du khách di chuyển bằng phương tiện xe máy, ô tô thì bạn có thể đi theo một đường dốc ngay bên trái, cập sát theo sườn đồi vô cùng thuận tiện.

Kiến trúc ngôi chùa mang đậm nhiều nét cổ truyền, Á Đông. Phần lớn nội thất, tường bao, gạch ngói đều mang tông mầu nâu đỏ. Bên trong chánh điện hiện thờ một tượng phật quý của Phật Thích Ca, làm bằng đồng nguyên khối và nặng đến 1250 kg. Ngay bên trái còn có một chiếc chuông Đại Hồng Chung nặng gần 700 kg, được treo trên một khung gổ quý.

Ngoài ra khuôn viên của chùa còn tổng hợp nhiều khu vực như Nội Tăng Viện, nhà khách, Tổ đường nơi đặt linh vị của các vị trụ trì, sư tang và phật tử quá cố. Đằng sau chánh điện còn có một khoảng sân lớn, xung quanh trồng rất nhiều cây cảnh. Còn có cả tháp bảy tầng cùng hòn giả sơn, vô cùng đẹp mắt.

Chùa Đà Lạt: Chùa Linh Quang – Ling Quang Cổ Tự

Chùa Linh Quang hay còn được gọi là Linh Quang Tổ Đình, vì xét theo cột mốt lịch sử thì đây chính là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại thành phố Đà Lạt. Ngôi chùa Hoà thượng Thích Nhân Thứ cho xây dựng vào năm 1931, sau đó trải qua thêm nhiều đợt trùng tu mở rộng qua các đời trụ trì sau này. Đặc biệt là vào năm 1938, ngôi chùa còn nhận được sắc tứ do vua Bảo Đại ban tặng.

Chánh điện chùa là 3 gian nối liền nhau dài gần 20 mét. Lối kiến trúc chùa cổ thể hiện qua các chi tiết như mái chồng cong lợp ngói đỏ, phía trên là tượng rồng đá với tư thế đang bay lên. Giữa hai tầng mái ngói là những tấm phù điêu hình tượng tứ linh Long Lân Quy Phung, làm bằng mảnh sành sứ vô cùng đẹp mắt.

Phần tiền tiện có 4 trụ chống, đều được khắc hình rồng đang cuộn mình. Bên trong có tượng Phật Thích Ca đang thuyết pháp trên đài sen,  ngay giữa chánh điện.  Hai bên còn có tượng phật Quan Thế Âm và thần Hộ Pháp.

Phía sau chánh điện là nhà Tổ thờ cúng Đồ Đề Đạt Ma. Bên trái sân chúa là khu vườn cây, hồ cá nhá, phía trên là công trình tượng Quan Âm Thị Hiện Thế trên thân rồng vô cùng ấn tượng.

Chùa Đà Lạt – Bảo Lộc: Chùa Linh Quy Pháp Ấn

Chùa Linh Ẩn tự còn được du khách thập phương đặt cho tên gọi là Ngôi Chùa Trên Mây. Nằm cách trung tâm thành phố Bảo Lộc gần 20 km, ngôi chùa được xây dựng tên đỉnh một quả đồi cao chót vót. Vào giây phút sớm tinh mơ, du khách có thể may mắn chứng kiến quang cảnh biển mây che phủ thung lũng dưới chân đồi, tạo ra một khung cảnh không khác gì tiên cảnh.

Để lên được ngôi chùa xinh đẹp này, du khách sẽ phải đi lên một đoạn đường vừa dài vừa tương đối dốc. Đoạn đường đầu tiên tuy hơi khó đi nhưng vẫn là đường dốc, bạn có thể dung dịch vụ xe ôm để bảo tồn sức lực. Nhưng đoạn đường còn lại, bạn sẽ phải tự mình vượt qua gần trăm bậc tam cấp đá để tới được đích đến cuối cùng.

Quản đường tuy dài nhưng vô cùng thú vị với tiếng chim kêu hót, cảnh rừng cây, hàng trúc hoang sơ và thanh bình. Cho nên, du khách cũng không cần vội vả gì mà có thể vừa đi, vừa nghỉ ngơi, vừa thả mình vào thiên nhiên xanh mát nơi đây.

Kiến trúc của ngôi chùa không quá lớn hay cầu kỳ nhưng lại mang một nét đẹp rất tinh tế. Khuôn viên chùa bao gồm các khu Chánh Điện, Quán Chiếu Đường hay Giảng Đường… đều có một sự hài hòa, ẩn mình giữa thiên nhiên. Kiến trúc của chánh điện được làm bằng vật liệu gổ, với các hàng trụ vững chãi. Ngay chánh giữa là tượng phật Thích Ca đang ngồi trên đài sen, được phủ một lớp sơn trắng tinh.

Sân Quán Chiếu Đường của Linh Ấn Tự còn là địa điểm yêu thích của các du khách muốn săn mây, đón bình minh và hoàng hôn. Với 3 chiếc cổng Thần Đạo đi ra 3 hướng, kết hợp với phong cảnh sẵn có của trời, mây, cùng rừng núi thiên nhiên, du khách sẽ có được một góc nhìn cực kỳ chất lượng, đáng giá triệu View.

Chùa Đà Lạt: Chùa Linh Phong

Ngôi chùa được hòa thượng Thích Bích Nguyên cho xây dựng vào năm 1940. Khuôn viên chùa không quá lớn, chỉ tầm 400 mét vuông và nằm ẩn mình trên một ngọn đồi thông mát mẻ và tỉnh lặng. Dù không quá đồ sộ như nhiều ngôi chùa khác tại Đà Lạt, nhưng Linh Phong lại mang một nét đẹp cổ kính, rêu phong nhẹ nhàng.

Đi hết một hàng tam cấp tầm 40 bước, du khác sẽ qua một cánh cổng Tam Quan theo kiểu cách truyền thống Việt Nam, với 1 cửa chính và 2 cửa phụ hai bên. Phái trên cổng còn có một tầng gác chuông, với tầng mái được thiết kế theo kiểu đình làng Việt Nam.

Kiến trúc ngôi chùa được thiết kế theo kiểu truyền thống là hình chữ Đinh với 5 gian nối liền. Gian phía trước được gọi là Bái Đường hay Tiền Đường, là nơi đặt thờ tượng Bồ Tát. Tiếp tục di chuyển ra phía sau gian Bái Đường là khu Chánh Điện, nơi chính giữa thờ tượng Phật A Di Đà, còn hai bên trái phải lần lượt  là Đại Thế Chí Bồ Tát cùng Quan Thế Âm Bồ Tát.

Đằng sau Chánh Điện là khu vực nội viện, nơi có nhà tổ thờ cúng Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma, nhà sinh hoạt chung, nhà khách. Ra phía sau nữa du khách sẽ nhìn thấy một tòa tháp lục giác cao ba tầng, là ơi an nghỉ của các vị trụ trì tiền nhiệm. 

Đi theo hàng tam cấp để leo lên ngọn đồi phía sau ngôi chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng pho tượng phật Niết Bàn ngay lưng chừng dốc. Phái trên đỉnh đôi là tượng phật Quan Thế Âm nằm ẩn mình giửa những tán rừng thông. từ vị trí này du khách còn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn quan cảnh thành phố từ trên cao.

Những kinh nghiệm chung khi bạn tham quan một ngôi chùa  tại Đà Lạt (Hay bất cứ nơi đâu)

  • Mặc dù phần lớn các ngôi chùa đều không cấm chụp ảnh, du khách vẫn nên hạn chế chụp hình trong các khu vực như chánh điện, đền thờ tổ…Thay vì những điểm cúng bái, bạn có thể chụp ảnh tại cổng, khu vườn, ngoại cảnh bên ngoài của chùa hay nhà thờ nhé
  • Phần lớn những các ngôi chùa đều khá thanh tĩnh, cách biệt với sự náo nhiệt đời thường. Chính vì vậy khi đến đây, du khách không cần vội vã, mà hãy chậm rãi thưởng thức cảnh vật cùng không gian yên ả nơi đây. Du khách còn có thể tìm hiểu thêm một phần về văn hóa, lịch sử của từng địa phương mà những công trình này đại diện.
  • Bạn cũng nên lưu ý phong cách ăn mặc, đảm bảo sự trang nghiêm khi bước vào chốn tâm linh. Phần lớn các điểm tâm linh đều sẽ có yêu cầu chung về trang phục như không mặc áo hở vai và quần hay váy phải có chiều dài dưới đầu gối
  • Các điểm tâm linh, đặc biệt là chùa chiền thường có các hòm tiền công đức. Việc đóng góp tiền là tùy tâm và số tiền này thường sẽ được dùng trong các hoạt động bảo trì các công trình và giá trị tôn giáo tại địa phương. Chính vì vậy, mỗi lần đến tham quan các điểm tâm linh thì du khách cũng có thể cân nhắc đóng góp một phần nho nhỏ nhé.

Một số tour Đà Lạt đặc sắc để du khách có thể tham khảo

Những địa chỉ ẩm thực du khách không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt

Một số khách sạn giá tốt tại Đà Lạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898.911.199
Nhắn tin qua Facebook Skype ta_travel@dalat24h.vn